Thực phẩm do con người sản xuất ra mà không hề dùng tới còn làm tốn khoảng 250 tỉ m3 nước, 1,4 tỉ ha đất và thải ra 3,3 tỉ tấn CO2.
Nếu hạn chế được tình trạng lãng phí này, sẽ có thể đạt mục tiêu tăng 60% sản lượng lương thực vào năm 2050 so với hiện nay.
Theo FAO, 54% số lương thực bị thiệt hại do mất mát, hư hại trong quá trình sản xuất, thu hoạch và lưu trữ. Phần còn lại là lãng phí khi chế biến, phân phối và tiêu thụ.
Châu Á bị xem là “điểm nóng” về thất thoát ngũ cốc, còn phương Tây và Mỹ La tinh là nguồn gốc của 80% lượng thịt bị lãng phí trên thế giới.
Lan Chi
>> Giá lương thực thế giới tăng vọt
>> Giá lương thực thế giới tăng chóng mặt
>> Cơn sốt giá lương thực thế giới
>> VN góp sức đảm bảo an ninh lương thực thế giới
Bình luận (0)