(TNO) Hy vọng tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa đang dần lụi tắt sau khi tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gần như 'trắng tay' trong việc tìm kiếm dấu vết khí methane trong bầu khí quyển hành tinh đỏ, AFP dẫn nghiên cứu ngày 19.9.
|
Trong một thập kỷ qua, báo cáo của các nhà khoa học nói rằng có những 'chùm' lớn của khí methane trong khí quyển sao Hỏa. Phát hiện này gây nhiều tranh cãi do nó chỉ được quan sát từ Trái đất hay từ các vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất.
Các nhà nghiên cứu vào tháng 3.2003 nói rằng họ phát hiện một đám mây gần xích đạo của sao Hỏa chứa khoảng 19.000 tấn khí methane - được xem là chỉ số quan trọng biểu hiện có tồn tại cuộc sống của vi sinh vật.
Tuy nhiên, trong kết quả phân tích mới nhất của tàu Curiosity đang có mặt trên sao Hỏa thì trong khí quyển của hành tinh đỏ có sự tồn tại chỉ một lượng rất nhỏ của khí methane.
Các nhà khoa học NASA nói rằng tàu Curiosity phát hiện mức tối đa của khí methane trên khí quyển sao Hỏa chỉ vào khoảng 1,3 phần tỉ khối - thấp hơn sáu lần so với những ước tính trước đây.
Mức khí methane quá thấp trong khí quyển cho thấy cơ hội tìm thấy sự sống trong đất trên sao Hỏa của các vi sinh vật thải ra khí giảm đáng kể, theo các nhà khoa học.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu chương trình thăm dò sao Hỏa của NASA Michael Meyer thì phát hiện trên cũng không triệt tiêu hoàn toàn khả năng tìm kiếm sự sống trong đất trên hành tinh đỏ, do còn có nhiều vi sinh vật tồn tại mà không thải ra khí methane.
Được biết, khí methane có thể tồn tại 300 năm trên khí quyển của Trái đất, và nếu nó có mặt trên sao Hỏa thì ước tính khả năng tồn tại của nó cũng vào khoảng 200 năm.
Tiến Dũng
>> Rô bốt rắn có thể lên sao Hỏa
>> Xây dựng tòa nhà trên sao Hỏa
>> Hơn 200.000 người muốn định cư trên sao Hỏa
>> NASA nghiên cứu bí ẩn khí quyển sao Hỏa
>> Xác định lại tuổi thiên thạch sao Hỏa
>> Tàu Curiosity khoan mũi thứ hai trên sao Hỏa
>> Tàu Curiosity chuẩn bị khoan mũi đầu tiên trên sao Hỏa
>> Curiosity bắt đầu khám phá sao Hỏa
>> Sứ mệnh khó khăn nhất của Curiosity
>> NASA nghiên cứu bí ẩn khí quyển sao Hỏa
Bình luận (0)