Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Năm tháng và cuộc đời

05/10/2013 08:03 GMT+7

Năm 1925-1926: Tham gia vào phong trào học sinh ở Trường Quốc học Huế.

Năm 1925-1926: Tham gia vào phong trào học sinh ở Trường Quốc học Huế.

Năm 1929: Vào Đảng Tân Việt cách mạng, cùng một số đồng chí cải tổ Đảng Tân Việt thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (lúc đầu là Việt Nam Cộng sản Liên đoàn). Tham gia viết Báo Tiếng Dân.

Năm 1930: Bị bắt trong vụ cứu tế Nghệ An đỏ ở nhà in Báo Tiếng Dân, bị kết án 2 năm tù. Ra tù mất liên lạc với tổ chức; một thời gian sau ra Hà Nội dạy học ở  Trường Thăng Long, tuyên truyền và gây cơ sở cách mạng trong thanh niên học sinh, tiếp tục học thêm cho đến đại học. 

Từ năm 1936: Tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ, ở trong Ban lãnh đạo nửa hợp pháp của Đảng, lãnh đạo phong trào thanh niên, học sinh ở Hà Nội.

Thành lập Báo Hồn trẻ, cùng một số đồng chí sáng lập và biên tập các báo Le Travail (Lao động), báo Notre voix (Tiếng nói chúng ta), báo En avant (Tiến lên), báo Rassemblement (Tập hợp), viết báo Đời nay, Tin tức, Thời báo, Cờ giải phóng.

Tham gia phong trào Đông Dương Đại hội, được cử làm Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ.

Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp 3
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân thăm lại Điện Biên năm 2004 - Ảnh: Việt Dũng

Năm 1940: Được Đảng cử ra nước ngoài gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 6.1940: Làm thủ tục kết nạp vào Đảng. Được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giới thiệu đi Diên An, giữa đường được chỉ thị trở về Quế Lâm hoạt động ở biên giới Trung - Việt. Về nước, cùng ở với Bác Hồ tại Pác Bó. Sau Hội nghị T.Ư lần thứ 8, được giao nhiệm vụ vận động đồng bào ở Hòa An và Nguyên Bình, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, lập ra những xã hoàn toàn, châu hoàn toàn (hoàn toàn tham gia Việt Minh).

Năm 1941: Tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và xây dựng căn cứ địa ở Cao-Bắc-Lạng.

Năm 1942: Phụ trách Ban Xung phong Nam Tiến, tuyên truyền giác ngộ nhân dân, tổ chức con đường quần chúng từ Cao Bằng về Thái Nguyên.

Tháng 12.1944: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Tháng 4.1945: Tại Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, được cử vào Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ.

Tháng 5.1945: Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.

Tháng 6.1945: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng.

Tháng 8.1945: Tại Hội nghị toàn quốc của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư. Sau đó được cử vào Ban Thường vụ Ban Chấp hành T.Ư và Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thành công, khi thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bí thư Đảng - Đoàn Chính phủ.

Tháng 1.1946: Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (liên tiếp là đại biểu các khóa II, III, IV, V, VI, VII).

Tháng 3.1946: Chủ tịch quân sự ủy viên Hội trong Chính phủ liên hiệp.

Khi thành lập Quân ủy T.Ư là Bí thư Quân ủy T.Ư.

Tháng 11.1946: Bộ trưởng Quốc phòng trong Chính phủ mới. Trước ngày toàn quốc kháng chiến, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam.

Năm 1948: Được phong quân hàm Đại tướng.

Tháng 2.1951: Tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư, được T.Ư cử vào Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy T.Ư.

Tháng 9.1955: Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 9.1960: Tại Đại hội lần thứ III của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư, được cử vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Bí thư Quân ủy T.Ư.

Tháng 4.1976: Là Đại biểu Quốc hội khóa VI nước CHXHCN Việt Nam. Được cử làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp 4
Bác Hồ đang giao nhiệm vụ cho Đại tướng - Ảnh: TTXVN

Tháng 12.1976: Tại Đại hội lần thứ IV của Đảng được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư và được T.Ư cử vào Bộ Chính trị. Tiếp tục làm Bí thư Quân ủy T.Ư cho đến năm 1978.

Tháng 1.1977: Được phân công làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, phụ trách quốc phòng và khoa học kỹ thuật.

Tháng 1.1980: Được phân công làm Phó thủ tướng, tiếp tục phụ trách khoa học và kỹ thuật, tháng 12 năm ấy phụ trách thêm công tác khoa giáo (phụ trách khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội).

Tháng 4.1981: Đại biểu Quốc hội khóa VII, được cử lại làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 3.1982: Đại hội lần thứ  V của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư Đảng.

Là Phó thủ tướng phụ trách công tác khoa học và công tác giáo dục đào tạo và chỉ đạo công tác nghiên cứu dự báo chiến lược khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội.

Từ 1992 đến nay: Chủ tịch Danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Chủ nhiệm đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, kiêm cố vấn chương trình  khoa học cấp nhà nước và “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Chủ tịch Danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

Chủ tịch Danh dự Hội Khuyến học Việt Nam.

Chủ tịch Danh dự Quỹ hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC).

Chủ tịch Danh dự Hội Cựu giáo chức Việt Nam.

(Theo Tài liệu của Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp)

>> Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
>> Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh
>> Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Truyền thông quốc tế ca ngợi huyền thoại Võ Nguyên Giáp
>> Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến dịch Điện Biên
>> Võ Nguyên Giáp: Vị tướng tài chào đời mùa nước lũ
>> Bloomberg: Đại tướng Võ Nguyên Giáp giúp VN thành 'bạn của tất cả các nước
>> Hình ảnh tư liệu đặc biệt về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Báo Mỹ: Võ Nguyên Giáp, vị tướng huyền thoại của Việt Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.