(TNO) Các nhà thiên văn học đã tiến hành 'giám định pháp y' các hành tinh xa xôi, vỡ nát, và tìm được những dấu hiệu cho thấy nước tồn tại trên bề mặt đá lần đầu tiên ngoài hệ mặt trời.
|
Trong một hệ hành tinh cách Trái đất khoảng 150 năm ánh sáng, những điều kiện của sự sống đã xuất hiện trên các hành tinh quay quanh ngôi sao GD 61.
“Nấm mồ hành tinh này đang xoay quanh ngôi sao trung tâm, đã cung cấp nguồn tin dồi dào về cuộc sống của nó trước khi xảy ra kết cục thảm khốc”, theo báo cáo trên chuyên san Science.
Đồng tác giả cuộc nghiên cứu Boris Gansicke của Đại học Warwick (Anh) cho hay, khoảng 200 triệu năm trước, GD 61 mất đi sức mạnh của nó và bắt đầu hút các hành tinh gần nhất với lực hấp dẫn khủng khiếp, biến chúng thành những mảnh vụn.
Kết quả là ngôi sao từng là mặt trời trở thành sao lùn trắng, được bao quanh bởi các mảnh vụn hành tinh.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các nhà khoa học đã tìm được những mảnh vỡ chứa khoảng 26% nước theo tỷ số khối, trội hơn hẳn tỷ lệ 0,02% của Trái đất.
Đồng thời, họ cũng phát hiện ma giê, silicon, sắt và ô xy trong khí quyển của sao lùn trắng, những thành phần chủ chốt tạo thành đá.
Như vậy, hai thành phần chủ chốt của sự sống là bề mặt đá và nước đều đã xuất hiện tại phạm vi của GD 61, dựa trên dữ liệu do kính viễn vọng Hubble và đài quan sát W.M. Keck thu thập.
Hạo Nhiên
>> Phát hiện hành tinh 'cô đơn' gần Trái đất
>> Hành tinh to gấp 2.500 lần Trái đất
>> Tiểu hành tinh 15 mét vừa bay sượt Trái đất
>> Xác định 12 tiểu hành tinh dễ khai thác
>> Cận cảnh sự ra đời của một ngôi sao
>> Cái chết huy hoàng của một ngôi sao
>> Dải Ngân hà đang "thai ngén" ngôi sao lớn nhất
>> Một ngôi sao có đến 3 ứng viên siêu Trái đất
>> Tìm sự sống quanh sao lùn trắng
Bình luận (0)