Cách nhận biết thực phẩm nhiễm độc

22/10/2013 03:20 GMT+7

Việc một số người bán sử dụng hóa chất ngâm rau củ quả, thực phẩm tươi sống hoặc nấu chín, pha chế các loại đồ uống hiện đang khiến các bà nội trợ lo ngại. Tuy nhiên, nếu chịu khó lưu ý, bạn sẽ loại trừ được những hiểm họa sức khỏe cho gia đình mình.

>> Tà dược" ép chín trái cây

 Cẩn trọng khi mua thực phẩm sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro cho sức khỏe gia đình - d
Cẩn trọng khi mua thực phẩm sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro cho sức khỏe gia đình - Ảnh: TL

Trái cây ngậm hóa chất

Trái cây có hóa chất thường có mùi hắc, khó chịu do khi phun thuốc xong, người ta chưa để thời gian cách ly đủ mà đã đem ra thị trường. Vì vậy khi mua về nên rửa kỹ, không nên ăn ngay mà nên chờ vài ngày để hóa chất nếu có sẽ bị phân hủy. Ngoài ra, khi mua để vào túi ni lông và túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc.

Đậu phụ chứa thạch cao

Dựa vào cảm quan thì đậu phụ chứa thạch cao thường rất cứng, nặng tay hơn so với đậu sản xuất bằng phương pháp truyền thống. Càng sử dụng nhiều thạch cao thì miếng đậu phụ càng cứng. Do đó khi mua nên chọn những miếng đậu mềm, nhẹ tay hơn".

Trà chanh hóa chất

Nếu sử dụng đường hóa học trong trà chanh, sau khi uống vài phút, sẽ có cảm giác gắt ở cuống họng khá lâu. Đường hóa học từng bị cấm dùng trong thực phẩm vì không mang lại năng lượng như đường thường và bị nghi là chất gây ung thư.

Bún chứa hóa chất

Dấu hiệu để nhận dạng sản phẩm bún, bánh tươi... có ô nhiễm Tinopal là quan sát bằng mắt thường thấy sản phẩm có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng.

Rau xanh nhiễm thuốc trừ sâu

Khi thấy lá rau non hơn bình thường, hoặc lá có màu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại, thì đây là những loại rau mà người trồng đã bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón lá và phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh nhưng không đảm bảo thời gian cách ly. Đối với những loại rau này, trong thành phần có chứa nhiều đạm nitorat (NO3) và các hóa chất bảo vệ thực vật gây hại tới sức khỏe con người.

Măng ngâm lưu huỳnh

Măng sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng của măng ngâm lưu huỳnh, khi ngửi sẽ có mùi SO2 rất đặc trưng (mùi diêm sinh). Măng ngâm hóa chất thường có độ bóng, trông bắt mắt, không bao giờ bị ẩm mốc. Vì vậy, không nên mua măng có màu sắc khác thường. Hạn chế mua măng chua trái mùa thu hoạch thông thường. Chỉ nên mua măng khô được bảo quản trong túi ni lông có nhãn mác, có địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; Không sử dụng măng đã bị hỏng, mốc để chế biến thành thức ăn. Măng đảm bảo an toàn thực phẩm thường có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày. Khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.

Rau củ có chất tẩy trắng

Để làm trắng, tăng độ giòn cho các loại rau củ như hoa chuối, ngó sen, giá đỗ, rau muống cọng, dừa tươi... người bán đã ngâm chúng với natri bisunfit, là những chất ô xy hóa khử mạnh có tính sát trùng và tẩy màu. Vì vậy cần lưu ý rau củ, dừa tươi khi đã bào, cắt vỏ thì sẽ có màu thâm đen, vàng nâu chứ không thể có màu trắng tinh; cọng hoa chuối, rau muống sau khi bào sẽ bị mềm chứ không giòn, cứng. Tốt nhất, nên mua hoa chuối, rau muống cọng, sả cây, dừa nguyên trái… về tự gọt, sơ chế. Muốn trắng, giòn thì ngâm qua nước chanh pha muối. Có thể dựa vào mùi hăng để nhận biết rau củ bị ngâm chất tẩy trắng. Để an toàn và hạn chế bớt nguy cơ rau củ ngâm hóa chất, nguyên liệu mua về nên rửa dưới vòi nước xả mạnh nhiều lần.

Ngọc Bi

>> Lại phát hiện bún có chất tẩy trắng tinopal
>> Dùng hóa chất tẩy trắng bì heo
>> Hà Nội: Kiểm tra chất tạo bọt trong cà phê và chất tẩy trắng bún
>> Xử phạt 7 cơ sở sản xuất bún do sử dụng hóa chất cấm
>> Chuối chín 'siêu tốc' nhờ hóa chất
>> Nghi vấn dùng hóa chất biến thịt heo thối thành thịt bò

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.