Chân dung ngôi sao gần hệ mặt trời nhất

03/11/2013 14:59 GMT+7

(TNO) Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố ảnh do kính không gian Hubble chụp Cận Tinh, ngôi sao gần hệ mặt trời nhất, vốn không thể thấy bằng mắt thường.

(TNO) Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố ảnh do kính không gian Hubble chụp Cận Tinh, ngôi sao gần hệ mặt trời nhất, vốn không thể thấy bằng mắt thường.

Ảnh chụp láng giềng gần nhất của hệ mặt trời
Ảnh chụp láng giềng gần nhất của hệ mặt trời - Ảnh: NASA

Chỉ cách trái đất 4 năm ánh sáng, thuộc chòm Bán Nhân Mã, Cận Tinh không thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, do độ phát sáng trung bình của nó cực thấp.

Nó cũng khá nhỏ nếu so với những ngôi sao khác, và chỉ bằng 1/8 khối lượng mặt trời, theo Space.com dẫn lời NASA.

Hình ảnh mới của Cận Tinh, do Viện Khoa học Kính thiên văn Không gian tại Baltimore công bố, đã được chụp bằng máy ảnh trường rộng và hành tinh 2 của Hubble, gọi tắt là WFPC2.

Cận Tinh là một phần của hệ sao ba, với hai anh em đồng hành là Alpha Centauri A và B.

Độ sáng của nó thỉnh thoảng lại tăng, nên nó được gọi là sao lóe sáng. Dù ánh sáng có yếu ớt đến đâu, Cận Tinh vẫn sẽ là một ngôi sao có tuổi thọ dài lâu.

Theo dự đoán của giới thiên văn học, nó sẽ duy trì ở trạng thái 'tuổi trung niên' này khá lâu, thêm 4 nghìn tỉ năm nữa, tức gấp 300 lần tuổi hiện tại của vũ trụ.

Hạo Nhiên

>> Ngôi sao lớn nhất vũ trụ hấp hối
>> Cơn 'hấp hối' của ngôi sao lớn nhất vũ trụ
>> Cận cảnh sự ra đời của một ngôi sao
>> Phát hiện hệ mặt trời 7 hành tinh
>> Mặt trời liên tiếp 'nổi loạn
>> Những mỏ kim cương khổng lồ trong hệ mặt trời

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.