Thực tế là trong điều 1 của Nghị định 145, đối tượng áp dụng hàm ý là cơ quan nhà nước, các đơn vị hưởng ngân sách nhà nước. Từ “tổ chức kinh tế” trong đó là tổ chức kinh tế của nhà nước, chứ không phải áp dụng cho tất cả các đơn vị, các đơn vị kinh tế tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài.
Ông nói nhà soạn thảo có ý nói đến đơn vị nhà nước, nhưng người đọc văn bản lại hiểu không đúng vậy. Như thế, rõ ràng kỹ thuật viết, kỹ thuật soạn thảo văn bản có vấn đề, dẫn đến bị hiểu lầm?
Đáng lẽ phải nói là tổ chức kinh tế nhà nước, lấy tiền từ ngân sách nhà nước để làm việc đó. Chứ còn công ty dùng ngày lễ kỷ niệm để quảng bá thương hiệu sản phẩm, người ta có quỹ đầu tư phát triển của người ta thì văn bản không đụng chạm đến.
|
Về điều 24, không tặng quà, biểu tượng (logo), cái này áp dụng với cơ quan nhà nước. Anh lấy tiền từ cơ quan nhà nước, từ ngân sách để làm quà như thế này thế kia, làm biểu trưng, biểu tượng. Cái đó thì cấm. Cái đó cấm là phù hợp với lòng dân. Không thể làm những cái rườm rà thế này. Cái nào cũng có logo, về chả biết chất vào đâu, cuối cùng là sự lãng phí ghê gớm. Các DN tư nhân thì cái này không nhằm điều chỉnh đối tượng ấy.
Nhưng nghị định cũng không chế tài. Điều này khiến văn bản khó đi vào đời sống. Hay lại phải có thêm thông tư nữa?
Nghị định đã chi tiết thế này thì không cần thông tư nữa. Về chế tài nó đã có các văn bản quy định xử phạt hành chính quy định rồi. Chứ nghị định đã quy định tổ chức rồi lại còn thêm cả xử phạt vi phạm hành chính thì không nên.
Ông Phạm Văn Thủy, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT-DL, Ủy viên thường trực Ban soạn thảo nghị định: Ganh đua tổ chức lễ kỷ niệm thiếu lành mạnh Theo thống kê năm 2009, có 428 ngày kỷ niệm trong nước và quốc tế tại VN. Trong đó có 120 ngày lễ kỷ niệm trong nước, 308 ngày lễ kỷ niệm quốc tế. Các bộ, ngành, địa phương tổ chức ngày kỷ niệm, ngày đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, chủ yếu dựa vào khả năng, điều kiện của bộ, ngành, địa phương theo xu hướng tự phát. Số lần tổ chức có xu hướng gia tăng. Thời gian tổ chức không chỉ vào năm tròn, năm chẵn mà còn cả vào năm lẻ. Điều này tạo sự ganh đua tràn lan, thiếu lành mạnh. Các quận, huyện, thị xã, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp cũng thường xuyên tổ chức ngày kỷ niệm, ngày truyền thống. Tần suất tổ chức lễ kỷ niệm do vậy quá dày. Việc mời khách, đặc biệt là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tới dự lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, ở nhiều nơi, nhiều lúc đã không thực hiện đúng điều 12 Quy định số 60-QĐ/TW. Nhiều nơi huy động quá nhiều quần chúng, mời khách, mời lãnh đạo quá đông. Việc chiêu đãi, tặng quà, tặng hoa trong lễ kỷ niệm gây lãng phí, tốn kém, gây sự bất bình trong nhân dân. Ý nghĩa của Nghị định 145 là để khắc phục những chuyện đó, đảm bảo nguyên tắc các ngày lễ, kỷ niệm trang trọng nhưng tiết kiệm. |
Trinh Nguyễn
(thực hiện)
Bình luận (0)