Trưng bày voi ma mút 39.000 năm trước

11/11/2013 03:20 GMT+7

Du khách đến Đài Bắc, Đài Loan có thể tham quan một mẫu vật là voi ma mút dài chừng 3 m. Đó là một con voi lông mịn độ 10 tuổi được đặt tên Yuka. Thi thể nó được phát hiện tại Siberia vào năm 2010.

 

Loài động vật này được cho là sống thời tiền sử cách đây 39.000 năm. Thi thể voi ma mút được bảo quản khá hoàn hảo trong vùng đất đóng băng và khi phát hiện đã được bàn giao cho các nhà khoa học. Khách tham quan có thể đến xem con thú khổng lồ này tại Chiang Kai-shek Memorial Hall từ ngày 8.11.2013.

Trước đây các nhà khoa học đã thu thập được khá nhiều xương của loài này nhưng Yuka là một trường hợp đặc biệt vì thân thể nó còn khá hoàn chỉnh. Trong Kỷ băng hà, hình của loài voi ma mút dược vẽ khá nhiều trong các hang động ở phía bắc bán cầu. Con người là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài voi này. Riêng Yuka dường như thoát được thợ săn nhưng bị gãy chân và tử vong do nhiều chấn thương khác. Trang tin Daily Mail dẫn lời Giáo sư Daniel Fisher tại Đại học Michigan cho rằng có vết tích của sự đấu tranh sinh tồn giữa Yuka và một bầy sư tử chứ chưa hẳn nó bị sát hại bởi con người.

Tài liệu nghiên cứu cho thấy, voi ma mút phát triển từ voi châu Phi vào Kỷ băng hà, kích cỡ của nó gấp đôi loài voi ngày nay và có thể nặng đến 8 tấn. Những răng nanh dài và cong giúp chúng chống lại kẻ thù và moi tìm thức ăn là cỏ cây bị bao phủ bởi băng tuyết. Giáo sư Adrian Lister đang làm việc cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên cho biết trước đây thường tìm thấy hóa thạch xương và răng của loài này. Riêng trường hợp phát hiện thi thể khá hoàn chỉnh như Yuka là rất hiếm, nó bị chôn vùi trong khu vực xa xôi phía bắc vùng đất lạnh giá Siberia.

Tạ Xuân Quan

>> Thay đổi khí hậu làm voi ma mút tuyệt chủng
>> Có thể nhân bản voi ma mút
>> Phát hiện thịt voi ma mút tươi
>> Khai quật voi ma mút còn máu tươi tại Siberia

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.