(TNO) Ngày 1.12, tàu thăm dò Mars Orbiter (còn gọi là Mangalyaan) bắt đầu rời quỹ đạo trái đất để tiến đến sao Hỏa, theo AFP.
|
Mars Orbiter nặng 1,3 tấn được một tên lửa nặng 350 tấn phóng lên từ căn cứ Sriharikota ở vịnh Bengale (Ấn Độ) hôm 5.11.
Nếu Mars Orbiter hoàn thành nhiệm vụ, Ấn Độ sẽ được xếp vào nhóm những khu vực và quốc gia hiếm hoi đã gửi được vệ tinh lên quỹ đạo hoặc đưa tàu thăm dò bề mặt sao Hỏa (Mỹ, EU, Nga).
Mars Orbiter được trang bị nhiều bộ cảm biến nhằm thu nhận “vết tích” của khí mê tan (CH4) trong khí quyển sao Hỏa. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy từng có sự sống ở hành tinh này.
Kế hoạch khám phá hành tinh đỏ của Ấn Độ bắt đầu từ năm 2012 với kinh phí 4,5 tỉ rupee (72,8 triệu USD), rất khiêm tốn so với 2,5 tỉ USD mà Mỹ bỏ ra để gửi tàu tự hành Curiosity lên sao Hỏa hồi tháng 8.2012.
Kế hoạch được đưa ra ngay sau khi chương trình thăm dò sao Hỏa với vệ tinh Huỳnh Hỏa - 1 của Trung Quốc thất bại. Qua đó, Ấn Độ mong muốn khẳng định vị trí cường quốc về không gian tại châu Á.
Tuy quốc gia Nam Á này nổi tiếng với những sản phẩm công nghệ giá rẻ nhưng nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về khả năng thành công của kế hoạch Mars Orbiter. Chẳng hạn, tên lửa phóng tàu thăm dò này bị đánh giá là không đủ mạnh. Ngoài ra, đến nay, có hơn 50% chương trình tiếp cận hành tinh đỏ thất bại.
Dự kiến, Mars Orbiter sẽ mất khoảng 1 năm để đến được sao Hỏa, vốn cách trái đất 200 triệu km.
Lan Chi
>> Tàu thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ lên quỹ đạo 100.000 km
>> Tàu thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ gặp sự cố
>> Ấn Độ phóng thành công tàu thăm dò sao Hỏa
>> Tàu thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ cất cánh
>> NASA sắp phóng tàu nghiên cứu khí quyển sao Hỏa
>> Ấn Độ 'lên tinh thần' cho sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa
>> Ấn Độ dời ngày phóng tàu thăm dò sao Hỏa
>> Nga sẽ phóng tàu thu mẫu vật từ mặt trăng sao Hỏa
>> Ấn Độ sắp phóng tàu thăm dò sao Hỏa
>> Đất bề mặt sao Hỏa có chứa nước
>> Dần tắt hy vọng tìm thấy sự sống trên sao Hỏa
Bình luận (0)