|
Báo cáo này dự báo cán cân thanh toán quốc tế năm 2013 thặng dư khoảng 1,5 - 2 tỉ USD. Trong đó cán cân thanh toán vãng lai thặng dư khoảng 6% GDP trong nửa đầu năm. 2013 là năm thứ 2 liên tiếp thặng dư sau nhiều năm tăng trưởng âm, nhờ thặng dư thương mại và kiều hối đạt khá.
Vốn FDI tăng mạnh thể hiện việc tái lập niềm tin trong trung hạn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam. Tính đến hết tháng 11, vốn FDI đăng ký đạt 20,82 tỉ USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ; vốn FDI giải ngân đạt khoảng 10 tỉ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Điều này góp phần gia tăng nguồn cung ngoại tệ, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối và ổn định tỷ giá.
Báo cáo nhận định chung kinh tế vĩ mô năm 2013 đã từng bước ổn định. Tăng trưởng và sản xuất đã có những chuyển biến tích cực đi lên vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên tăng trưởng vẫn còn ở mức độ thấp, cân đối ngân sách còn nhiều thách thức và các doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi khó khăn là những vấn đề cần tiếp tục đặt ra cho năm 2014. NFSC kiến nghị chính sách tỷ giá trong năm 2014 cần linh hoạt hơn nữa nhằm hỗ trợ năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Cụ thể là việc xác lập một ngang giá tiền tệ mới trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới 2007 - 2008 đã xác lập một mặt bằng giá mới.
Đề xuất xây dựng các kịch bản điều hành tỷ giá trong năm 2014
Cùng ngày, Trung tâm nghiên cứu thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đưa ra báo cáo “Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô 2014 và một số đề xuất, kiến nghị”.
BIDV đề xuất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xem xét xây dựng các kịch bản điều hành tỷ giá và biên độ giảm giá đồng Việt Nam phù hợp với diễn biến của cán cân thương mại, tác động có thể gặp phải của việc kết thúc gói kích thích kinh tế QE3 của Chính phủ Mỹ trong mối tương quan với lãi suất thị trường thế giới và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.
BIDV dự báo năm 2014, tỷ giá ổn định trong biên độ cho phép của NHNN với khả năng tăng trưởng nguồn cung ngoại tệ từ FDI, ODA, kiều hối trong khi sức cầu nội địa và hoạt động nhập khẩu sẽ không thay đổi nhiều. Cùng với đó, nền tảng vĩ mô ổn định, dự trữ ngoại hối quốc gia vững mạnh (dự kiến đạt hơn 30 tỉ USD, đảm bảo 12,5 tuần nhập khẩu cuối năm 2013 và khoảng 14 tuần nhập khẩu năm 2014) sẽ là những cơ sở quan trọng cho sự ổn định vững chắc của tỷ giá. Tỷ giá với mức điều chỉnh 2 - 4% và biên độ dao động 1% được giữ đến cuối năm 2014, tỷ giá USD/VND sẽ khoảng 21.400-22.000 đồng/USD hướng đến hỗ trợ xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại, cán cân tổng thể.
Thanh Xuân
>> Việt Nam đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô
>> Mối nguy của kinh tế lệ thuộc
>> Kinh tế TP.HCM tiếp tục phục hồi tốt
Bình luận (0)