Giảm thủ tục thuế quan và giảm bù trợ nông phẩm cũng như tạo thuận lợi cho tiếp cận thị trường là những nội dung cốt lõi của gói thỏa thuận ở Bali. Mọi phe phái và tập hợp lực lượng trong WTO đều được lợi từ những thỏa thuận mới này. Ý nghĩa lịch sử thể hiện trên ba phương diện. Thứ nhất, nó giúp WTO thoát hiểm, nếu không muốn nói là được tái sinh. Sự trì trệ và bế tắc của Vòng đàm phán Doha từ năm 2001 khiến WTO suy sụp cả về thể diện lẫn ảnh hưởng và vai trò. Hệ thống thương mại đa phương toàn cầu với tên gọi WTO dần bị các thỏa thuận mậu dịch tự do song phương và đa phương lấn át. Kết quả của hội nghị Bali gỡ gạc cho WTO về mọi phương diện.
Thứ hai, gói thỏa thuận ở Bali đưa lại bằng chứng là 159 thành viên của WTO không phải đã mất hẳn khả năng nhất trí về các vấn đề liên quan đến số phận tương lai của thương mại thế giới. WTO và các thành viên như sực tỉnh sau cơn mộng du, ý thức được trách nhiệm đối với tương lai của tổ chức.
Thứ ba, những thỏa thuận ở Bali chưa thay thế được và cũng không biệt lập với mục tiêu đề ra cho Vòng đàm phán Doha, nhưng vừa là bước chuyển quan trọng theo hướng ấy và tạo động lực mới cho việc xúc tiến đàm phán thành công.
Thảo Nguyên
>> WTO đạt thỏa thuận thương mại lịch sử
>> Bước ngoặt về đâu cho WTO
>> Xuất khẩu tăng 13 bậc sau khi Việt Nam gia nhập WTO
>> WTO có tổng giám đốc người Brazil
>> Bộ trưởng Indonesia tranh ghế Tổng giám đốc WTO
>> Lào sắp gia nhập WTO
>> Nga chính thức gia nhập WTO
Bình luận (0)