Kể từ khi mã di truyền được giải mã vào thập niên 1960, giới chuyên gia kết luận rằng nó được dùng để viết thông tin về protein, nhưng trong báo cáo mới nhất, nhóm nghiên cứu của Đại học Washington khẳng định các gien dùng mã di truyền để viết hai dạng “ngôn ngữ” hoàn toàn khác nhau.
Một dạng mô tả cách thức protein được tạo thành, tức loại ngôn ngữ được biết từ lâu, trong khi ngôn ngữ thứ hai chỉ dẫn cho tế bào biết cách kiểm soát gien. Và hai ngôn ngữ được viết chồng lên nhau, với dạng đầu tiên nằm trên dạng thứ hai, giải thích lý do tại sao đến nay các chuyên gia mới tìm thấy mật mã ẩn.
Phát hiện mới cho thấy ADN thật sự là một thiết bị lưu trữ thông tin đầy ấn tượng, và lâu nay con người chỉ biết được phân nửa chức năng của gien di truyền. Do vậy, nghiên cứu trên hứa hẹn có thể cung cấp thông tin đầy đủ giúp giới chuyên gia mở ra cánh cửa mới trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tật.
Thụy Miên
>> Mật mã phóng hạt nhân của Mỹ từng là 8 số 0
>> Vòng tay dùng nhịp tim làm mật mã
>> Sóng não sẽ thay thế mật mã
Bình luận (0)