|
Trong bữa ăn đạm bạc dân dã của người miền quê huyện Tây Sơn và huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), đĩa rau sống sạch bao giờ cũng có rau ngành ngạnh. Loại rau này hiếm khi thấy ở các nơi khác trên đất Bình Định. Rau ngành ngạnh thường mọc hoang ở nhiều tỉnh phía bắc, và ở vùng lưng đồi núi vùng trung du.
Ngành ngạnh còn có nhiều tên gọi khác như: lành ngạnh, thành ngạnh, hoàng ngưu trà, cây đỏ ngọn, vàng la, cúc lương... Ngành ngạnh cây nhỏ, có gai ở gốc, cành non có lông tơ, dần trở nên nhẵn, có màu tro, ngọn màu đỏ.
Công dụng
Rau ngành ngạnh kích thích hệ tiêu hóa chống lại những rối loạn tiêu hóa. Rau này còn là loại thuốc trong vườn nhà giúp chữa nhiều bệnh nội khoa rất tốt, đặc biệt cho hệ thần kinh.
Theo đông y, ngành ngạnh có vị ngọt vừa, hơi đắng, chua và chát. Khi ăn sống nhai nhỏ cảm thấy dễ chịu, có tác dụng thanh giải nhiệt, dùng lá non trộn với rau sống, nấu canh chua với cá hoặc thịt gà, ăn rất ngon cơm, giúp tiêu hóa tốt. Lá ngành ngạnh phơi khô cùng với lá vối dùng cho chị em nấu uống sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, mau đói. Rễ vỏ cây ngành ngạnh phơi khô sắc nước uống chữa ho, khàn cổ. Ngày uống chừng 20 - 30 lá (phơi khô hãm như pha trà uống thường xuyên).
BS Trang Xuân Chi
>> Quả sung chữa bệnh
>> Đu đủ chữa bệnh, làm đẹp
Bình luận (0)