|
Năm 2008, Tổ liên kết thương mại công bằng Ea Kiết được hình thành, tập hợp những nông dân cùng tham gia sản xuất cà phê bền vững. Đến năm 2011, tổ liên kết được “nâng cấp” thành HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết. Xã viên sản xuất cà phê phải đáp ứng các tiêu chí chất lượng, thực hành nông nghiệp tốt, thân thiện môi trường; quy trình chăm sóc, thu hoạch cà phê tuân thủ nghiêm ngặt theo chương trình cà phê bền vững. Nhờ đó, sản phẩm cà phê nhân của HTX được cấp chứng nhận “thương mại công bằng” (Fairtrade) của Tổ chức Quốc tế về dán nhãn thương mại công bằng (FLO). Chủ nhiệm HTX Nguyễn Văn Phúc chia sẻ: “Tiêu chí công bằng được thực hiện theo hướng trả giá xứng đáng với chất lượng sản phẩm. HTX có định mức thưởng 250 đồng/kg cà phê quả tươi thu hái chín trên 90%; từ 80 - 90% thì thưởng 200 đồng/kg; nhờ đó tình trạng hái xanh gần như không còn, cà phê nhân chất lượng cao tăng lên rõ rệt”. Ông Phúc cũng cho biết từ niên vụ 2011 - 2012, giá bán cà phê có chứng nhận Fairtrade của HTX Ea Kiết cao hơn 2,2 - 2,5 triệu đồng/tấn so với giá thị trường; bình quân mỗi hộ xã viên thu nhập tăng thêm từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Niên vụ 2013 - 2014, xã viên bán cà phê cao hơn giá thị trường từ 4 - 4,5 triệu đồng/tấn. Quỹ phúc lợi của HTX thu được từ dịch vụ chế biến, kinh doanh cà phê Fairtrade từ 3,6 - 4 tỉ đồng/năm.
Đồng hành cùng các xã viên Ea Kiết là Công ty TNHH Dakman Việt Nam, đóng vai trò cầu nối để Quỹ thách thức Việt Nam tài trợ hơn một nửa giá trị hệ thống thiết bị chế biến cà phê quả tươi của HTX Ea Kiết.
Trần Ngọc Quyền
>> Sản xuất cà phê trộn bắp, đậu nành rang
>> Cà phê không phần trăm
>> Giá cà phê sẽ tăng
>> Cà phê chợ Cũ
>> Cà phê đắng chát
Bình luận (0)