|
Đền Yasukuni trở thành một địa điểm gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản mà còn cả ở một số quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc - những nước từng bị Nhật Bản xâm lược. Trong gần 2,5 triệu người Nhật được thờ trong đền này có 14 tội phạm chiến tranh.
Theo tác giả Andrew Gordon của cuốn A Modern History of Japan: From Tokugawa Times to the Present (tạm dịch: Lịch sử hiện đại Nhật Bản: từ thời Tokugawa đến nay, 2003), chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản là một trào lưu tư tưởng - chính trị ở Nhật Bản, được hình thành trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân (1868 - 1910) với cuộc cải cách đưa nước Nhật trở thành một quốc gia theo chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản gắn liền với sự phát triển lớn mạnh của nền quân sự cũng như những cuộc chiến tranh chinh phạt của Nhật Bản, và kết thúc với thất bại của quân Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). |
“Ông Abe lâu nay luôn muốn đến viếng đền Yasukuni với tư cách là thủ tướng Nhật Bản, nhưng ông chưa thực hiện được vì lo ngại ảnh hưởng quan hệ với Trung Quốc”, ông Griffith nhận định.
“Tuy nhiên, vấn đề quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư lại nóng lên trong thời gian gần đây, đẩy quan hệ Trung - Nhật xuống mức xấu nhất kể từ năm 1945. Nên rõ ràng ông Abe không còn xem đây là một rào cản (cho việc ông đến thăm Yasukuni - PV)”, theo ông Griffith.
Sau nhiều tháng liền tàu chiến Trung - Nhật “lờn vờn” nhau xung quanh Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc lại tiếp tục làm xấu đi quan hệ với Nhật Bản bằng việc đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không mới trên biển Hoa Đông, bao gồm cả không phận trên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Bắc Kinh cho rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phần lãnh thổ Trung Quốc hàng trăm năm qua, cáo buộc Nhật Bản chiếm lấy quần đảo này.
Và trong mắt người Trung Quốc, đền Yasukuni được xem là biểu tượng ca ngợi lịch sử chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản, theo AFP.
Tờ Hoàn cầu thời báo ngày 27.12 kêu gọi chính phủ Trung Quốc phải có biện pháp trả đũa “mạnh tay” với Nhật Bản, sau khi ông Abe đến viếng đền Yasukuni.
“Trung Quốc rõ cho thấy chuyến thăm Yasukuni của ông Abe là không thể chấp nhận được. Trong khi là Chủ tịch Trung Quốc mới lên nắm quyền nên ông Tập chắc chắn không muốn bị xem là yếu ớt”, theo ông Griffith.
Ông Griffith cho hay trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông vẫn chưa được giải quyết thì việc ông Abe viếng đền Yasukuni quả là một vấn đề nghiêm trọng.
Giáo sư Takehiko Yamamoto, chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Waseda (Nhật Bản), cho rằng động thái viếng đền Yasukuni cho thấy Thủ tướng Abe đang đi theo con đường của ông ngoại của ông.
“Và việc viếng đền Yasukuni cho thấy rõ ông Abe đang hướng đến chủ nghĩa quân phiệt. Điều này sẽ là một yếu tố gây bất ổn cho khu vực Đông Bắc Á”, ông Yamamoto nhận định.
Ông Abe từng đề cập đến việc sửa đổi hiến pháp, sau đó thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật, do ông đứng đầu, và mới đây tăng cường ngân sách quốc phòng để mua sắm thêm nhiều loại khí tài quân sự mới, theo AFP.
“Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của ông Abe chính là sửa lại hiến pháp Nhật Bản”, AFP dẫn lời ông Tetsuro Kato, giáo sư thuộc Trường đại học Hitotsubashi (Nhật Bản).
“Mặc dù việc viếng đền của ông Abe không gây ra một cuộc chiến, nhưng có nguy cơ dẫn đến những vụ xung đột nhỏ giữa các nước có liên quan”, giáo sư Kato nhận định.
Chuyên gia quan hệ quốc tế Jia Qingguo thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) lại cho rằng ông Abe chỉ muốn lợi dụng Trung Quốc để gia cố “hình ảnh” của ông trong mắt dư luận và người dân Nhật.
Ông Qingguo cho rằng ông Abe nếu lên tiếng mạnh mẽ với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ thì “tất nhiên ông sẽ trở nên mạnh mẽ và trở thành một vị anh hùng” trong mắt người Nhật.
Ông Nobusuke Kishi (1896-1987), ông ngoại của Thủ tướng Abe, là một quan chức nội các Nhật Bản thời Chiến tranh thế giới thứ 2, từng bị bắt, nhưng không bị xét xử vì tội ác chiến tranh. Ông Kishi sau đó trở thành Thủ tướng Nhật trong thập niên 1950, với quyết tâm thay đổi Hiến pháp Nhật Bản, hay còn gọi là hiến pháp hòa bình năm 1947, mà theo đó, Nhật Bản từ bỏ quyền phát động chiến tranh chống lại một quốc gia khác. Bản Hiến pháp này được soạn thảo khi Nhật Bản còn được điều hành bởi lực lượng chiếm đóng Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. |
Phúc Duy
>> Báo chí Trung Quốc 'đòi' trả đũa Nhật vụ ông Abe thăm đền Yasukuni
>> Thủ tướng Nhật Shinzo Abe: Sửa hiến pháp là sứ mệnh lịch sử của tôi
>> Nhật tăng tối đa sức mạnh quân sự nhằm đối phó Trung Quốc
>> Phớt lờ Trung Quốc, quan chức Nhật tiếp tục thăm đền Yasukuni
>> Trung, Hàn nổi giận vì Thủ tướng Nhật thăm đền Yasukuni
>> Lại căng thẳng vì đền Yasukuni
>> Hai bộ trưởng Nhật thăm đền Yasukuni
>> Thủ lĩnh đối lập Nhật thăm đền Yasukuni
>> Nóng bỏng Yasukuni
Bình luận (0)