Ảnh: Shutterstock |
Giấc ngủ: Vận động giúp cải thiện chất lượng và thời gian của giấc ngủ, bạn sẽ dễ dàng đạt được giấc ngủ sâu. Ðó có thể là do vận động giúp cơ bắp thả lỏng, giúp giảm stress hay tác động sưởi ấm cơ thể.
Sỏi túi mật: Phụ nữ năng động có 30% ít nguy cơ phải trải qua phẫu thuật sỏi túi mật hơn những người thụ động, những người sử dụng nội tiết tố thay thế, thuốc tránh thai, dư thừa estrogen trong thời kỳ mang thai.
Ung thư: Theo tạp chí American Journal of Epimiology, một cuộc nghiên cứu thực hiện với sự tham gia của gần 80.000 người Nhật, trong 10 năm, cho thấy vận động thể lực thường xuyên sẽ giảm được nguy cơ ung thư ruột kết, gan, tuyến tiền liệt và dạ dày. Các chuyên gia còn nhấn mạnh rằng vận động có thể kích thích hệ miễn dịch, dẫn đến các thay đổi nội tiết tố nhẹ nhàng hơn và giảm đến 40% nguy cơ ung thư vú.
Viêm khớp: Ðeo đuổi đều đặn một môn tập nào đó, có thể hạn chế hiện tượng sưng và đau ở các khớp. Trong cùng lợi ích này thì vận động giúp gìn giữ trọng lượng hợp lý và giảm nguy cơ viêm khớp gối.
Lo âu, trầm cảm: Vận động có khả năng làm giảm các hội chứng lo âu hay trầm cảm. Trạng thái thể chất khỏe mạnh giúp cân bằng các thay đổi, như suy giảm trí tuệ, thường xảy ra từ quá trình lão hóa.
Bệnh tim mạch: Vận động cung cấp ô xy cho cơ tim bằng cách tăng sự giãn nở của động mạch và tạo ra những mao mạch khác. Nó cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành của những cục máu đông và (hoặc) sự tan rã của chúng.
Huyết áp: Khi chỉ số huyết áp đã cao hoặc từ bình thường đến lên cao, thì vận động đều đặn có thể giúp làm hạ huyết áp. Còn huyết áp bình thường thì vận động sẽ giúp ổn định nó.
Tiểu đường: Càng vận động thì nguy cơ bệnh càng thấp, đặc biệt là khi có kèm theo những yếu tố khác như thừa cân, cao huyết áp. Mặt khác, gan có khuynh hướng tích tụ chất béo, làm gia tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan, cộng thêm rối loạn chuyển hóa và tăng tỷ lệ mỡ trong máu. Một nghiên cứu của Bệnh viện John Hopkins (Mỹ) cho thấy vận động thể chất đều đặn làm giảm chất béo trong gan.
Loãng xương: Vận động, đặc biệt là luyện cơ bắp, chạy bộ, tennis... có thể làm tăng mật độ xương, vì kích thích giúp kết dính calcium trên xương. Qua đó, việc bổ sung vitamin D và can xi sẽ có hiệu quả hơn.
Minh Quân
>> Cách vận động ở bệnh nhân viêm khớp
>> Vận động hiệu quả như uống thuốc
Bình luận (0)