(TNO) Các gian hàng bán tò he, cào cào lá dừa… được bày ra trên đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) khiến đông đảo trẻ em kéo đến, mê mẩn, ngẩn ngơ nhìn những món đồ dân gian sinh động.
|
Tò he thời hiện đại
Clip: Trẻ em ở Sài Gòn mê mản trò tò he trên đường hoa Nguyễn Huệ |
Nếu như ngày trước, tò he là những con gà, con chó, trái chanh, trái chuối thì bây giờ, những người làm nghề này đã biến tấu phong phú hơn với đội quân tí hon màu vàng trong bộ phim “kẻ cắp mặt trăng”, hay pikachu, siêu nhân… bên cạnh Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới…
Anh Nguyễn Văn Biên, 51 tuổi, quê ở Hà Tây chia sẻ: “Tò he muốn trẻ em ngày nay yêu thích thì tôi cũng phải xem phim hoạt hình, tìm hiểu những con vật, hình tượng các em đang thích để nặn theo bên cạnh những con vật, đồ vật ngày trước thường nặn”.
Đến với nghề tò he, anh Biên cho biết nghề này cha truyền con nối từ bao đời nay, cả làng anh ai cũng làm, những đứa trẻ làng anh 6 - 7 tuổi đã có thể nặn được tò he.
|
Con cá, cào cào bằng lá dừa
Clip: Cào cào bằng lá dừa |
Không quá lạ lẫm với những món đồ chơi từ lá dừa, nhưng nhiều người vẫn bị mê hoặc khi nhìn thấy các nghệ nhân thoăn thoắt cắt cắt, đan đan… mà thành con cào cào, con cá vàng hoàn chỉnh.
Anh Nguyễn Văn Dũng và anh Nguyễn Lưu Phát, quê ở Hải Dương, cho biết từ lúc nhỏ hai anh đã mê mẩn những con vật, đồ vật được đan từ lá dừa.
“9 tuổi tôi đã biết đan con cào cào và hoa hồng. Đến lớn, tôi vô trường học nghề để đan được nhiều con vật, đồ vật phong phú và đẹp hơn”, anh Dũng nói thêm.
Cứ 1 phút, anh làm được 1 con cá, 3 phút thì được một cành hoa hồng 3 bông cho người đang yêu.
|
Dệt thổ cẩm giữa phố Sài Gòn
Clip: Dệt thổ cẩm truyền thống trên đường hoa |
Bên cạnh những gian hàng đồ chơi truyền thống, khu vực dệt thổ cẩm thu hút rất đông người, cả người lớn lẫn trẻ em, cả người trong nước và người nước ngoài vì lạ mắt.
Chị Lỗ Thị Đích, người Chăm Pa, mang từ Ninh Thuận đến TP.HCM khung dệt thổ cẩm và trình diễn cách dệt thổ cẩm của người Chăm từ bao đời nay.
Theo chị Đích, vải thổ cẩm của người Chăm được tạo nên từ sợi chỉ làm từ bông, màu chỉ nhuộm từ màu của rễ cây mà thành. Từ năm 10 tuổi, chị đã có thể ngồi trước khung dệt để giúp mẹ, giúp bà dệt vải. Cái nghề truyền thống ấy nối tiếp thế hệ này đến thế hệ khác mà kéo dài đến nay.
Sản phẩm từ vải thổ cẩm ngoài may áo quần, còn làm thành túi xách, đồ chơi hình các con vật, gối…
|
Độc Lập - Hoàng Quyên
>> Video: Những nghệ nhân làm nên đường hoa Nguyễn Huệ
>> Bật mí từ những người ăn ngủ với đường hoa Nguyễn Huệ
>> Đặc sắc những tác phẩm nghệ thuật rau củ ở Đường hoa Nguyễn Huệ
>> Tưng bừng khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ
>> Đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ trước giờ khai mạc
Bình luận (0)