(TNO) Các nhà thiên văn châu u đã dùng kính viễn vọng ở Chile để phân tích kết cấu của một tiểu hành tinh, cung cấp những chứng cứ đầu tiên cho thấy những thiên thể này có thể sở hữu cấu trúc nội tại hết sức khác biệt.
|
Kính viễn vọng Công nghệ mới của Đài quan sát Nam u (ESA) tại Đài thiên văn La Silla đã tiến hành đo đạc một cách chi tiết tiểu hành tinh mang tên Itokawa.
Kết quả cho thấy từng phần của nó có cấu trúc hoàn toàn khác nhau, theo Space.com dẫn thông cáo báo chí từ trụ sở ESO tại Đức.
Việc xác định được thành phần cấu tạo của các tiểu hành tinh có thể giúp dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu các thiên thể này va chạm lẫn nhau trong hệ mặt trời, đồng thời cung cấp thông tin về cách hình thành của những hành tinh.
Itokawa là một đối tượng nghiên cứu thú vị, với bề ngoài giống một củ lạc khổng lồ, được tàu du hành Hayabusa của Nhật Bản phát hiện vào năm 2005.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể xác định được phần bên trong của một tiểu hành tinh”, theo Stephen Lowry của Đại học Kent thuộc Anh.
Sự khác biệt trong cấu trúc của từng phần tiểu hành tinh Itokawa đã khiến một số chuyên gia cho rằng nó được hình thành khi hai tiểu hành tinh va vào nhau trong quá trình rong ruổi bên trong hệ mặt trời.
Hạo Nhiên
>> Tiểu hành tinh 6 đuôi
>> Phát hiện tiểu hành tinh có đuôi như sao chổi
>> Phát hiện tiểu hành tinh 'khủng' gần Trái đất
>> Kính viễn vọng không gian Planck 'về hưu
>> Kính viễn vọng vô tuyến Chile đạt tối đa công suất
Bình luận (0)