Anh Lê Văn Hải đang kiểm tra cây trong phòng thí nghiệm - Ảnh: G.B |
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo khó ở chính xứ hoa này nên anh Hải cũng chọn nghề trồng hoa cúc để lập nghiệp. Sau mỗi vụ, anh để lại 5 rò (luống) hoa làm giống bán cho bà con. Không ngờ nhu cầu cây giống quá nhiều. Người tìm đến mua ngày càng đông, không đủ bán mà mua lại từ các phòng thí nghiệm quá khó khăn và không chủ động được nguồn giống nên anh nghĩ đến chuyện lập phòng nuôi cấy mô.
Năm 2005, anh Hải đầu tư mua 1 box cấy. Vì “mù tịt” kỹ thuật nên anh đi học hỏi ở bạn bè, tìm hiểu trên sách vở rồi mày mò nuôi cấy mô. Thất bại, anh đi thuê 4 kỹ sư công nghệ sinh học làm ngoài giờ để về họ làm còn anh xem và học hỏi. “Cứ thế mà để có lứa cây đầu tiên mình mất hết 7 tháng trời nhưng chất lượng cây lại chưa được như ý. Gia đình, người thân khuyên mình bỏ nhưng sự đam mê cứ thôi thúc mình quyết tâm làm cho bằng được. Chưa nói mua bán mà chỉ mong đáp ứng nhu cầu cho 2 ha trồng bông của gia đình. Tiếp tục mày mò, vừa làm vừa học, và mãi hơn 1 năm sau mình đã thành công”, anh Hải kể.
Khách hàng tìm đến mua cây giống nườm nượp, anh đầu tư thêm 1 box cấy nữa và lập phòng nuôi cấy mô cho riêng mình. Đồng thời anh thuê thêm đất nâng diện tích vườn ươm, nhân cây giống lên 2 ha, và nay là 4,5 ha, giải quyết việc làm thường xuyên cho 35 lao động tại địa phương, trong đó có nhiều người là kỹ sư nông nghiệp, công nghệ sinh học. Nhờ chất lượng cây giống tốt, làm ăn có uy tín nên khách hàng đặt hàng ngày càng nhiều. Anh đang dự kiến sẽ mở rộng, đầu tư vào phòng nuôi cấy mô của mình thêm 2 box cấy để sản xuất cây giống, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ông Hồ Ngọc Dinh - Chủ tịch Hội Nông dân P.12, TP.Đà Lạt, cho biết anh Lê Văn Hải là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương của phường suốt mấy năm nay. “Mô hình làm kinh tế của anh Hải đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao, phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con tại địa phương. Không chỉ lo cho gia đình, anh Hải còn tham gia đầy đủ, nhiệt tình các hoạt động xã hội và giúp đỡ cho nhiều người khác về cây giống để sản xuất, làm ăn…”, ông Dinh nói.
Gia Bình
>> Tự tạo cơ hội - Kỳ 6: 'Bắt' vi sinh vật làm phân bón
>> Tự tạo cơ hội - Kỳ 7: Đưa rau VietGAP ra tận chợ
>> Tự tạo cơ hội - Kỳ 8: Trồng rong nho trong vỉ lưới
Bình luận (0)