Kháng sinh từ phân hóa thạch

11/03/2014 03:20 GMT+7

Các nhà khoa học người Pháp đã phát hiện được loại gien của con người có thể làm kháng sinh chống lại vi khuẩn kháng thuốc. Điều lý thú là nguồn gốc của loài này lại đến từ phân hóa thạch của con người từ thế kỷ 14, khai quật được ở thành phố Namur, Bỉ.

Phân tích các mẫu phân, các nhà nghiên cứu tìm thấy một loạt các thực thể vi rút - thực khuẩn lây nhiễm vi khuẩn. Các nhà khoa học nói rằng thể thực khuẩn có liên quan chặt chẽ với các vi rút hiện đại và vi khuẩn sống trong hệ thống đường ruột của con người. Hãng tin UPI dẫn lời nhà khoa học Rebecca Vega Thurber từ Đại học Oregon cho biết, đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích ADN metagenome vi rút.

Trưởng nhóm nghiên cứu Christelle Desnues và các cộng sự tại Đại học Aix Marseille, Pháp phát hiện rằng thời đó chưa có kháng sinh nên một số thực khuẩn có lợi cho đường ruột đã có cách riêng để tấn công vi rút. Theo Desnues, đó là bằng chứng cho thấy thời đó chế độ ăn vô tình có nhiều vi khuẩn và vi rút đóng vai trò quan trọng nhưng ít được nghiên cứu, và việc hỗ trợ cho đường tiêu hóa có vẻ không có thay đổi gì nhiều so với thời nay.

Song Mai

>> Phát hiện hóa thạch khủng long đầu tiên tại Malaysia
>> Phát hiện hóa thạch của loài bò sát biển cổ đại
>> Hóa thạch ghi nhận chuyển tiếp từ vây cá thành chân
>> Bào thai hóa thạch 40 năm trong bụng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.