Đảo chính ở Thái Lan: thủ tướng biệt tăm, khủng hoảng kéo dài?

23/05/2014 09:30 GMT+7

(TNO) Sau khi quân đội Thái Lan tuyên bố đảo chính ngày 22.5, hiện vẫn chưa rõ Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Niwattumrong Boonsongpaisan đang ở đâu.

(TNO) Sau khi quân đội Thái Lan tuyên bố đảo chính ngày 22.5, hiện vẫn chưa rõ Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Niwattumrong Boonsongpaisan đang ở đâu.

 
Binh sĩ Thái Lan đứng gác ở thủ đô Bangkok - Ảnh: Reuters

Dự kiến một thủ tướng lâm thời sẽ được bổ nhiệm trong vài ngày tới, theo AFP.

AFP dẫn lời một quan chức thân cận với Thủ tướng Niwattumrong cho biết ông đã an toàn và hiện ở tại một địa điểm không được phép tiết lộ.

Ông Niwattumrong giữ chức thủ tướng tạm quyền sau khi của Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra quyết định phế truất nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của cựu Thủ tướng Thái Thaksin Shinawatra.

Các chuyên gia thuộc Đơn vị Tình báo Siam, một cơ quan chuyên cố vấn chính phủ Thái ở thủ đô Bangkok, cho rằng một vị thủ tướng lâm thời sẽ được bổ nhiệm trong vài ngày tới và quân đội Thái Lan sẽ nắm quyền điều hành đất nước cao nhất là hai năm, đông thời áp dụng hiến pháp “khắc nghiệt” mới.

Sau vụ đảo chính, người đứng đầu đất nước Thái Lan hiện nay là Tướng Prayuth Chan-ocha, Tư lệnh quân đội Hoàng gia Thái Lan. Quân đội Thái Lan đã áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm và cấm tụ tập đông người ở khắp Thái Lan, hoãn thi hành đa số các điều trong hiến pháp nước này, ra lệnh cho các quan chức chính quyền bị phế truất phải trình diện vào hôm nay 23.5.

Theo AFP, quân đội Thái Lan tuyên bố sẽ chặn hết các diễn đàn, trang mạng xã hội có nội dung kích động bạo lực hoặc chỉ trích các lãnh đạo quân đội. Quân đội Thái Lan còn ra lệnh cho tất cả đài truyền hình và đài phát thanh tạm ngưng phát sóng các chương trình bình thường và chỉ tập trung vào chương trình của quân đội sau cuộc đảo chính.

Một số chuyên gia lo ngại sau vụ đảo chính tình hình khủng hoảng chính trị Thái Lan sẽ tiếp diễn.

Tướng Prayuth ngày 22.5 đã tuyên bố trên truyền hình về việc đảo chính, khẳng định quân đội buộc phải hành động để lập lại ổn định sau những cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài 7 tháng qua tại thủ đô Bangkok, theo AFP.

“Cuộc đảo chính không phải là một giải pháp để chấm dứt khủng hoảng chính trị mà nó sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng mới”, chuyên gia Pavin Chachavalpongpun, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản), cho hay.

Những cuộc biểu tình chống chính quyền bà Yingluck kéo dài nhiều tháng qua, khiến ít nhất 28 người chết và hàng trăm người bị thương.

Thái Lan rơi vào tình trạng bế tắc chính trị gần một thập kỷ qua kể từ vụ đảo chính quân sự hồi 2006, lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin. Kể từ năm 1932, Thái Lan đối diện với 19 lần âm mưu hoặc đảo chính thật sự, theo AFP.

Hiện vẫn chưa rõ phe biểu tình “áo đỏ”, ủng hộ gia đình ông Thaksin, sẽ có động thái gì trước vụ đảo chính. Các thủ lĩnh phe “áo đỏ” từng tuyên bố việc phế truất chính quyền bà Yingluck sẽ kích ngòi nội chiến.

“Đất nước chúng tôi hoảng loạn và không có biện pháp nào trong một thời gian dài”, một nhân viên văn phòng Thái Lan Arnusit Chenruk (39 tuổi) nói. Chenruk cho rằng đảo chính là một “điều tốt”, theo AFP.

Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu u, Mỹ, Pháp và một số nước khác đã bày tỏ quan ngại về vụ đảo chính ở Thái Lan, theo AFP.

Phúc Duy

>> Quân đội Thái ban lệnh giới nghiêm, cấm tụ tập đông người
>> Quân đội Thái ra lệnh các đài truyền hình, đài phát thanh tạm ngưng phát sóng
>> Quân đội Thái Lan kiểm soát hoàn toàn Bangkok
>> Tướng Thái Lan nói đảo chính 'để khôi phục trật tự
>> Thái Lan sống trong thiết quân luật
>> Thái Lan ban bố thiết quân luật
>> Quân đội Thái Lan kiểm soát hoàn toàn Bangkok

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.