>> Hội Thanh niên-Sinh Viên VN tại Mỹ gửi thư thỉnh nguyện về biển Đông
>> Bất ổn ở biển Đông đe dọa kinh tế thế giới
>> Mỹ kêu gọi thế giới lên án hành động đơn phương của Trung Quốc ở biển Đông
>> Nghìn triệu trái tim hướng biển Đông
>> Phó thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về vấn đề biển Đông
“Hai bên sẽ trao đổi thông tin nhiều vấn đề, trong đó có nội dung tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ, thứ hai là tìm hiểu xem xét thái độ, chủ trương của ta đối với vấn đề biển Đông vừa rồi. Thứ ba là nắm việc triển khai Hiến pháp của ta, đặc biệt là vấn đề nhân quyền 2013. Họ đang bàn đến dự luật nhân quuyền của Việt Nam. Về vấn đề nhân quyền, nhận thức và quan điểm của hai bên còn khác nhau, có các cuộc trao đổi đối thoại để dẫn tới sự hiểu nhau gần hơn, xử lý vấn đề nhân quyền phù hợp hơn với vấn đề của nước ta”, ông Hằng cho biết.
Qua chương trình làm việc này, chúng ta có đề xuất gì về vấn đề biển Đông không?
Hiện nay ở Mỹ đã có phản ứng tích cực, từ Chủ tịch Thượng viện, rồi 6 nhóm nghị sĩ phản ứng. Bây giờ họ sang tìm hiểu, mình vẫn giữ quan điểm là bằng mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền. Riêng lần này, Việt Nam mong muốn làm cho các nghị sĩ Mỹ hiểu rõ cơ sở pháp lý và lịch sử của chủ quyền Việt Nam trên biển Đông. Từ đó khẳng định phản đối các sự xâm phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông. Chúng tôi cũng sẽ đề nghị các nước phải có tiếng nói phù hợp với luật pháp quốc tế.
|
Dư luận đang quan tâm đến việc lần đầu tiên Việt Nam cử quân nhân tham gia vào phái bộ gìn giữ hòa bình ở Sudan, ông có thể cho biết rõ hơn?
Hiện chúng ta đã cử 2 sĩ quan liên lạc, ngoài ra sẽ tham gia ở một số góc độ khác nhưng nếu lực lượng lớn hơn thì phải có Nghị quyết của Quốc hội. Trước mắt sẽ tham gia sĩ quan liên lạc tại phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở Sudan, làm nhiệm vụ liên lạc giữa các tổ, đội của phái bộ Liên hợp quốc, chịu sự điều hành của phái bộ. Phái bộ này do Tổng thư ký Liên hợp quốc cử.
Việt Nam sẽ tham gia ở mức độ nào, thưa ông?
Tùy thuộc vào tình hình vì tham gia lực lượng này phụ thuộc vào trình độ của lực lượng. Nếu đã tham gia rồi thì phải có kế hoạch, lộ trình đào tạo bồi dưỡng lực lượng theo yêu cầu của Liên hợp quốc, để làm sao cho thấy rằng chúng ta tham gia là để đóng góp vào việc gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Quốc tế có e ngại khi Việt Nam tham gia lực lượng này?
Hiện nay không có e ngại gì mà cộng đồng quốc tế rất hoan nghênh, tin tưởng Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực, đáp ứng các yêu cầu.
Thái Sơn (ghi)
Bình luận (0)