(TNO) Một hang động thời tiền sử ở miền nam nước Pháp, hang Grotte Chauvet, với rất nhiều bích họa được coi là những tác phẩm nghệ thuật thuộc vào hàng sớm nhất thế giới, vừa được công nhận là di sản thế giới.
|
Grotte Chauvet ở khu vực Ardeche được niêm phong tự nhiên qua hàng chục thiên niên kỷ, trước khi người Pháp phát hiện ra vào năm 1994. Có hơn 1.000 bức bích họa niên đại 36.000 năm trước, được đánh giá là dấu ấn văn hóa đầu tiên của con người ở châu u, tại hang động này
Ủy ban di sản thế giới của UNESCO vừa bỏ phiếu bầu chọn Grotte Chauvet là di sản thế giới. Bộ trưởng văn hóa Pháp Aurelie Filippetti gọi Grotte Chauvet là một nơi "rất đặc biệt, là viên ngọc tinh thần không gì so sánh được".
Trang Daily Mail dẫn lời các quan chức UNESCO cho biết hang động Grotter Chauvet đã bảo tồn một cách tốt nhất nhiều sáng tạo nghệ thuật của người dân Aurignacian, cũng là những bản vẽ sớm nhất trên thế giới nếu so với các tác phẩm khác từng được phát hiện.
Hơn 1.000 tranh vẽ bao phủ trên diện tích 8.500 m2 với chất lượng nghệ thuật và thẩm mỹ cao khiến Grotter Chauvet trở thành một địa điểm đặc biệt.
|
Cửa vào hang động vốn nằm sâu 25 m dưới mặt đất và bị một khối đá bịt kín. Mãi đến năm 1994, ba chuyên gia hang động Pháp mới phát hiện được Grotte Chauvet. Phát hiện của họ nhanh chóng được quan tâm đặc biệt và người Pháp lập tức bảo vệ nghiêm ngặt khu vực này.
Hang Grotte Chauvet có nhiều nhánh, dài chừng 800 m, cao nhất là 18 m. Việc nghiên cứu tại hang cũng bị giới hạn, mỗi năm chỉ có chừng 200 nhà khoa học được phép vào hang. Các nhà khoa học cho rằng nơi này từng được coi là khu vực thiêng liêng để hành lễ thời xưa.
Cơ quan văn hóa Pháp dự định làm một bản sao ở gần nơi hang động chính để mở cửa rộng rãi cho người tham quan, dự kiến là khánh thành vào mùa xuân 2015.
Một số hình ảnh về di sản thế giới Grotte Chauvet:
|
Tạ Xuân Quan
Ảnh: AFP/Getty Images
>> Một nhà khảo cổ đại dương Anh khẳng định nhìn thấy mảnh vỡ MH370 ngoài khơi Việt Nam
>> Màu nhuộm cổ đại bảo vệ phi thuyền
>> Dấu vết siêu núi lửa cổ đại tại Utah
>> Phát hiện người cổ đại ở Trung Quốc
>> Dược phẩm thời La Mã cổ đại
Bình luận (0)