(TNO) Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, chiều 3.7 buổi họp báo thường kỳ sẽ xoay quanh nhiều vấn đề liên quan đến biển Đông, đặc biệt là tình hình xunh quanh vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam.
>> Phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước bài viết của Đại sứ Hoa Kỳ Michael Marine
>> Hải chiến Hoàng Sa: Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974
>> Ông Lê Hải Bình làm Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN
Đúng 15 giờ, cuộc họp báo bắt đầu, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã sẵn sàng trả lời các câu hỏi.
Thông tấn xã Việt Nam: Xin cho biết quan điểm của Việt Nam trước tình hình căng thẳng bạo lực tại Iraq ?
Ông Lê Hải Bình: Việt Nam hết sức quan ngại về tình hình căng thẳng bạo lực tại Iraq. Việt Nam mong muốn hòa bình, hợp tác và hữu nghị sớm trở lại với Iraq.
Tuổi Trẻ: Chuyến thăm của ngoại trưởng Philippines có tác động như thế nào đến trong cuộc đấu tranh phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981?
Ông Lê Hải Bình: Đây là chuyến thăm và thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao của hai nước sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đó. Việt Nam vẫn tiến hành tham gia vào các diễn đàn quốc tế, hoạt độn đối ngoại bình thường. Đây là những việc làm thể hiện thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế đang tăng lên.
Vụ việc giàn khoan Hải Dương-981 đã thể hiện sự chính nghĩa, lập trường giải quyết bằng hòa bình của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Việt Nam có lập trường, chứng cứ pháp lý, lịch sử về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Muốn giải quyết triệt để vấn đề, hai bên phải ngồi đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế.
Tiền Phong: Vài ngày trước Nội các Nhật Bản có thông qua việc bãi bỏ luật cấm đưa quân đội ra nước ngoài cho phép tạo điều kiện cho Nhật Bản ra nước ngoài sau này lưu thông ra nước đồng minh trong trường hợp bị tấn công, đề nghị người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết quan điểm về vấn đề này?
Ông Lê Hải Bình: Việt Nam quan tâm đến thông tin này, hy vọng Nhật Bản với tư cách là một quốc gia có ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới sẽ nỗ lực đóng góp tích cực để duy trì hòa bình hợp tác phát triển ở khu vực.
Dân Trí: Ngoại trưởng Philippines vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam vào sáng nay, trong chuyến thăm đó, 2 nước trao đổi gì về khả năng kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế?. Ý nghĩa của việc Việt Nam ký Hiệp định nước chủ nhà với Tòa trọng tài thường trực?. Nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế thì việc ký hiệp định này có tác động như thế nào với vụ kiện của Việt Nam?
Ông Lê Hải Bình: Kết quả chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines sang thăm Việt Nam, hai bên đã trao đổi sâu rộng các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương, lĩnh vực quan hệ đối tác chiến lược.
Về tình hình khu vực và quốc tế, hai bên trao đổi về việc tập trung hợp tác trong ASEAN và vấn đề biển Đông. Theo đó, hai bên cùng khẳng định xây dựng cộng đồng ASEAN, đề cao vai trò trung tâm ASEAN trong việc duy trì ổn định, hòa bình phát triển trong khu vực. Hai bên đồng thời kêu gọi các nước sớm tăng cường hợp tác, thảo luận để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông DOC.
Hãng tin Nhật Bản: Gần đây Trung Quốc thông báo dừng các chương trình giao thương buôn bán với Việt Nam.Việt Nam có ý kiến gì về thông tin này?
Ông Lê Hải Bình: Mọi hoạt động giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện vẫn tiến hành bình thường.
Tại buổi họp báo thường kỳ trước đó vào ngày 26.6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã mời thêm ông Ngô Ngọc Thu, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đây là hai lãnh đạo đại diện của 2 lực lượng của Việt Nam đang thực thi pháp luật, hằng ngày, hằng giờ đấu tranh với hành vi Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Cũng trong cuộc họp báo thường kỳ cuối tháng 6, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết, Trung Quốc đưa tiếp giàn khoan thứ hai là Nam Hải 09 ra vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ của Việt Nam - vùng biển chưa phân định - mà theo luật pháp quốc tế, không bên nào được thăm dò, khai thác. Đồng thời ông Lê Hải Bình cũng nhiều lần cho biết, Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí giải quyết vấn đề bằng phương pháp hòa bình tuy nhiên, đến nay phía Trung Quốc vẫn tỏ ra thiếu thiện chí và liên tục gây căng thẳng. |
Lê Quân - Nguyễn Tuấn
>> Bộ Ngoại giao tiếp nhận tài liệu quý về Hoàng Sa
>> Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời về vụ việc tại 178 Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội)
>> Trung Quốc điều thêm gần 20 tàu bảo vệ giàn khoan
>> Trung Quốc có thể kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào Trường Sa
>> Trung Quốc tung giàn khoan thứ 2 ra biển Đông
Bình luận (0)