Báo Hồng Kông vạch trần sự phi lý của Trung Quốc

08/07/2014 05:45 GMT+7

Kể từ năm 1935 trở về trước không có bản đồ Trung Quốc nào thể hiện các quần đảo ở biển Đông thuộc nước này.

Kể từ năm 1935 trở về trước không có bản đồ Trung Quốc nào thể hiện các quần đảo ở biển Đông thuộc nước này.

Báo Hồng Kông vạch trần sự phi lý của Trung Quốc

Người Việt ở Hồng Kông biểu tình phản đối hành vi sai trái của Trung Quốc - Ảnh: South China Morning Post

Đó là khẳng định trong bức thư do độc giả Alex Woo, sống tại khu Kim Sá Chuỗi ở Hồng Kông, gửi tờ South China Morning Post - tờ báo tiếng Anh nổi tiếng ở đặc khu hành chính này của Trung Quốc (TQ). Cụ thể, ông Woo chỉ rõ vào năm 1935, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc xuất bản một ấn phẩm ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo ở biển Đông. “Trước thời điểm này không có bản đồ TQ nào thể hiện những quần đảo đó thuộc TQ”, ông Woo khẳng định. Trong Thế chiến 2, Nhật chiếm đóng các nước Đông Nam Á và tuyên bố tất cả các khu vực đảo đó thuộc Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc lại tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các đảo nói trên. Đến năm 1947, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tiếp tục xuất bản một bản đồ có đường 11 đoạn ôm gần trọn biển Đông. Tuy nhiên, theo ông Woo, tuyên bố chủ quyền phi lý này chưa bao giờ được công nhận bởi bất kỳ quốc gia hay tổ chức quốc tế nào. Vậy mà đến năm 1953, chính quyền CHND Trung Hoa tuyên bố “kế thừa” đường 11 đoạn và thay đổi thành đường 9 đoạn, tức “đường lưỡi bò” khét tiếng hiện nay. Mới đây, tỉnh Hồ Nam của TQ cũng đã ngang nhiên phát hành bản đồ TQ khổ dọc thể hiện đường lưỡi bò 10 đoạn (thêm một đoạn gần Đài Loan).

Trước những thực tế trên, ông Woo bình luận rằng tuyên bố chủ quyền phi lý của TQ ở biển Đông “thật khó hiểu” và không dựa trên cơ sở pháp lý nào. Từ đó, ông cho rằng nếu TQ muốn được các nước khác tôn trọng, cách duy nhất là giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua tòa án quốc tế. “Nếu cố dùng chiến thuật dựa vào vũ lực, TQ có thể chiếm được các lãnh thổ, nhưng sẽ trở thành một cường quốc bị nhiều nước căm ghét và người TQ sẽ phải lo sợ về sự an toàn của mình khi đi đến hay sống ở những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh”, bài bình luận đăng trên South China Morning Post cảnh báo.

Tiền lệ nguy hiểm

Bên cạnh đó, chuyên gia Harry J.Kazianis tại Viện Nghiên cứu chính sách TQ thuộc Đại học Nottingham (Anh) chỉ trích mạnh mẽ việc xuất bản bản đồ khổ dọc nói trên cùng những hành động khác của TQ như hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển VN. Trong bài bình luận đăng trên chuyên san The Diplomat, ông Kazianis cảnh báo nếu cộng đồng thế giới để mặc TQ dần dần thay đổi hiện trạng và kiểm soát toàn bộ biển Đông thì sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, chuyên gia này kêu gọi Mỹ phải lưu ý và có hành động ngăn chặn sự bành trướng của TQ.

Tương tự, chuyên gia Matthew Hipple tại Trung tâm an ninh hàng hải quốc tế (Mỹ) cho rằng Mỹ cần theo dõi sát sao tàu hải quân hoặc tàu hải cảnh của TQ ở biển Đông. Trong bài bình luận đăng trên chuyên trang War on The Rocks, ông Matthew còn đề nghị tàu hải quân Mỹ nên can thiệp hoặc ít nhất quay lại cảnh tàu TQ đâm vào tàu phi quân sự của các nước khác. Thậm chí ông cho rằng tàu hải quân Mỹ có thể phải chấp nhận va chạm hay bắt đầu hành động can thiệp khi sự tự do đi lại của các nước đồng minh trong khu vực bị xâm phạm.

Người Việt ở Hồng Kông, Áo biểu tình phản đối trung quốc

Ngày 6.7, khoảng 40 người VN trong trang phục truyền thống và đồng phục của Quân đội Nhân dân VN đã biểu tình ôn hòa trên các con đường ở Hồng Kông để phản đối những tuyên bố lãnh thổ ngạo mạn của TQ ở biển Đông. Theo tờ South China Morning Post, đoàn đã đi qua trụ sở các cơ quan chính quyền Hồng Kông và văn phòng đại diện của Bộ Ngoại giao TQ. Nhiều người cầm quốc kỳ, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và giương cao biểu ngữ với các khẩu hiệu như: “Trung Quốc hãy chấm dứt đe dọa cảnh sát biển Việt Nam” và “Hoàng Sa thuộc Việt Nam”. “Chúng tôi muốn nói với mọi người rằng quần đảo đó (Hoàng Sa - NV) thuộc Việt Nam. Chính phủ TQ rất ngạo mạn và hung hăng, và điều chúng tôi muốn là hòa bình trong lãnh hải của chúng tôi”, Annie Mo, nhà tổ chức biểu tình và cũng là một người Việt định cư lâu năm ở Hồng Kông, khẳng định với South China Morning Post.

Cũng trong ngày 6.7, hàng trăm người Việt đã tập trung tại Quảng trường nhà thờ Stephan - địa điểm thu hút du khách bậc nhất ở thủ đô Vienna của Áo - để biểu tình phản đối các hành vi sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế của TQ, theo TTXVN. Đoàn biểu tình hát vang quốc ca, giương cao cờ đỏ sao vàng và các khẩu hiệu bằng nhiều thứ tiếng với nội dung yêu cầu TQ tôn trọng luật pháp quốc tế, rút khỏi vùng biển VN... Đoàn cũng phát 500 bản đồ VN để khẳng định chủ quyền của VN đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nêu bật các hành vi ngang ngược, gây hấn của TQ trên biển Đông.

Minh Trung

Văn Khoa

>> Vạch trần âm mưu thâm độc của Trung Quốc khi 'tung hô' tấm bản đồ dọc
>> Vạch trần luận điệu theo đuôi Trung Quốc
>> Vạch trần mưu đồ xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa
>> Sự hung hãn của Trung Quốc tiếp tục bị vạch trần
>> Truyền thông quốc tế vạch trần sự hung hăng của Trung Quốc
>> Vạch trần chiêu bài của Trung Quốc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.