Hồ sơ giả 'lọt lưới' công chứng - Kỳ 2: Người chết... bán nhà !

30/07/2014 09:00 GMT+7

Nhiều hồ sơ được làm giả hết sức tinh vi để qua mặt công chứng, thậm chí có trường hợp chủ nhà đã chết vẫn bị 'dựng' dậy ký tên bán nhà...

Nhiều hồ sơ được làm giả hết sức tinh vi để qua mặt công chứng, thậm chí có trường hợp chủ nhà đã chết vẫn bị “dựng” dậy ký tên bán nhà...

>> Hồ sơ giả 'lọt lưới' công chứng

Bà Lê Thị Mười đang trình bày với cán bộ địa chính xã về việc bị thất lạc sổ đỏ - Ảnh: Hoài Nam

Đầu tháng 1.2014, anh Ninh Quang M. (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tìm hiểu căn nhà 325/27/24A Phú Định, P.16, Q.8 do ông Ngô Quang Thanh đứng tên đang có nhu cầu bán với giá 600 triệu đồng. Qua liên lạc, anh M. được một người đàn ông tự xưng là Ngô Quang Thanh đón tiếp, hướng dẫn xem nhà. Cẩn thận hơn, anh M. còn hẹn đến xem nhà thêm một lần nữa và hỏi một người hàng xóm thì được biết: “Nhà đó có một người đàn ông đang ở”. Thấy thông tin phù hợp, anh M. đồng ý mua căn nhà giá 500 triệu đồng.

Ngày 3.1.2014, hai bên ra Phòng Công chứng (PCC) số 7 ký hợp đồng và anh M. giao đủ 500 triệu đồng, còn ông Thanh hẹn đến ngày 24.1 giao nhà. Đúng hẹn, anh M. gọi ông Thanh để nhận nhà thì điện thoại tắt máy, nhà thì khóa cửa. Tìm hiểu thêm, anh M. tá hỏa khi biết ông Ngô Quang Thanh thật đã chết, còn 3 người con. Ấy vậy mà trong hồ sơ lại có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ông Thanh độc thân và không hiểu vì sao kẻ lừa đảo lại có trong tay hồ sơ căn nhà để đem bán (?!).

Vợ chồng giả qua mặt công chứng     

Năm 2009, vợ chồng ông Trần Văn Lực (58 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (44 tuổi) đánh mất CMND, hộ khẩu cùng giấy tờ căn nhà trên đường Đỗ Tấn Phong, P.9 (Q.Phú Nhuận). Số giấy tờ này đã lọt vào tay Nguyễn Anh Kiệt (50 tuổi, ngụ P.17, Q.Phú Nhuận). Sau đó, Kiệt đến nhà chị L.T.H (32 tuổi, ngụ P.Tân Định, Q.1) hỏi thế chấp căn nhà này để vay 1 tỉ đồng. Ngày 6.1.2011, chị H. và Kiệt đến Văn phòng công chứng (VPCC) Trung Tâm ký hợp đồng vay nợ. Để qua mặt công chứng, Kiệt chi 5 triệu đồng thuê bà Tô Thị H. (41 tuổi, ngụ P.10, Q.Phú Nhuận) đóng giả bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, còn Kiệt sắm vai ông chồng Trần Văn Lực, dùng hình của mình và bà H. gắn vào CMND của ông Lực và bà Thanh. Sau khi kiểm tra, công chứng viên (CCV) cho các bên ký tên, lăn tay và xác nhận hợp đồng. Vài tháng sau không thấy Kiệt trả nợ vay, chị H. làm đơn khởi kiện ra tòa. Khi TAND Q.Phú Nhuận mời 2 bên đến hòa giải, chủ nhà thật xuất hiện và đưa ra giấy chủ quyền được UBND Q.Phú Nhuận cấp mới thì chị H. tá hỏa nên làm đơn tố cáo Kiệt với cơ quan công an.

Ngoài ra, Kiệt còn sử dụng bộ giấy tờ giả ký hợp đồng chuyển nhượng căn nhà trên đường Đỗ Tấn Phong cho một người nữa tại một VPCC khác để bỏ túi 500 triệu đồng. Khi nạn nhân đem hồ sơ đến Phòng TN-MT Q.Phú Nhuận làm thủ tục sang tên mới biết hồ sơ giả. Hiện Kiệt bị công an truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Người bán... biến mất

 

Xã hội đen đứng sau các vụ lừa đảo

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Quốc Phòng, Trưởng VPCC Gia Định, khuyến cáo: “Người dân không nên để cho người lạ tiếp cận hồ sơ, chủ quyền nhà đất trong mọi trường hợp để tránh chuyện nhà mình bị người khác đem bán, đem cầm”. Trong khi đó, ông Lê Hồng Sơn, Trưởng VPCC Sài Gòn, cho biết: “Giả nhiều nhất là CMND đóng thế vai chủ nhà, chủ đất hoặc mượn chồng, mượn vợ đóng giả để ký thế chấp, cầm cố tài sản. Sau lưng những phi vụ làm giả, lừa đảo là đám xã hội đen nên nạn nhân khó có thể lấy lại được tài sản. Vì thế, người dân phải đi xác minh ở địa phương, ở nơi cấp, ban hành giấy trước khi giao dịch để tránh bị lừa”, ông Sơn nói.  

Lê Nga

Ngày 23.12.2011, tại VPCC Đất Việt, bà Đoàn Thị Phú (ngụ xã Bình Mỹ, H.Củ Chi) ký hợp đồng chuyển nhượng cho chị L.N.H.Th (ngụ Q.3) quyền sử dụng đất gần 2.500 m2 tại xã Bình Mỹ với giá 900 triệu đồng. Tại VPCC Đất Việt, bà Phú cung cấp sổ đỏ; bản trích sao tờ khai nộp tiền trước bạ đất của Chi cục Thuế Củ Chi cấp cho bà Phú (có ký tên đóng dấu của Phó chi cục Thuế H.Củ Chi); xác nhận của UBND xã thửa đất là của bà Phú; giấy cam kết của người chồng với nội dung thửa đất trên là tài sản riêng của Phú (có xác nhận của chủ tịch UBND xã ký tên, đóng dấu). Toàn bộ hồ sơ được CCV xem xét trước khi công chứng hợp đồng mua bán. Đến tháng 5.2012, chị Th. đem sổ đỏ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất H.Củ Chi kiểm tra thì mới hay mảnh đất này là của ông S. (chồng bà Phú). Lúc này, bà Phú không biết đã đi đâu, trong khi toàn bộ giấy tờ là giả mạo.

Cũng lâm vào tình trạng dở khóc như chị Th. là trường hợp của anh H.H (ngụ Q.7). Theo anh H., ngày 9.11.2009, vợ chồng ông n (thường gọi là anh Tư) dẫn anh đi xem khu đất rộng hơn 1.000 m2 ở xã Thới Tam Thôn (H.Hóc Môn) được rao bán giá 1 tỉ đồng. Thấy vị trí đất đẹp, lại đủ giấy tờ, anh H. thỏa thuận mua với giá 800 triệu đồng. Ngay trong ngày 10.11.2009, vợ chồng ông n và anh H. cùng chủ đất (được giới thiệu tên là Lê Thị Mười) đến PCC số 2 làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Kiểm tra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu, giấy CMND (đều bản chính) của bà Mười xong, CCV xác nhận vào hợp đồng và anh H. giao đủ 800 triệu đồng. Sau khi mua, do không liên lạc được với ông n nên anh H. sinh nghi, đi xác minh thì té ngửa mình bị một băng nhóm dùng giấy tờ giả qua mặt CCV để lừa đảo. Cụ thể, diện tích mà anh H. mua do bà Lê Thị Mười đứng tên, sổ đỏ giao cho con trai giữ từ 10 năm nay; CMND bà Mười vẫn giữ và không hề cho ai mượn. Bà Mười khẳng định không hề ra khỏi địa phương, ký hợp đồng chuyển nhượng cho bất cứ ai… Trong khi đó, anh T. (con trai cả của bà Mười) cho biết năm 2002, do kẹt tiền nên mang sổ đỏ cầm cho bà H. ở ngã tư Thới Tư (xã Thới Tam Thôn). Khoảng 2 tháng sau thì bà H. bán nhà đi đâu không rõ nên anh không thể chuộc lại sổ đỏ... 

Lê Nga - Hoài Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.