Tại hội nghị, các nước thành viên WTO đã thỏa thuận gác lại những vấn đề còn bất đồng quan điểm và sẽ giải quyết chung cho tới cuối năm 2017, trong đó có vấn đề an ninh lương thực. Nhờ vậy mà hội nghị mới đưa ra được những hiệp định với ý nghĩa quan trọng đến mức được coi là cứu sống WTO. Lẽ ra, chậm nhất cho tới ngày 31.7, tất cả các thành viên WTO phải hoàn tất thủ tục phê chuẩn để các hiệp định có hiệu lực. Chính phủ mới ở Ấn Độ đưa ra điều kiện để phê chuẩn là WTO phải giải quyết những vấn đề còn bất đồng quan điểm trong năm 2014 chứ không phải cho tới cuối năm 2017. Việc làm này của Ấn Độ chẳng khác gì phủ quyết mọi thỏa thuận đã đạt được ở Bali.
Không thể không công nhận an ninh lương thực quan trọng như thế nào đối với quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Chính phủ Ấn Độ phải thực hiện những chương trình cứu trợ quy mô lớn và thường xuyên trong khắp cả nước. Nhưng như thế cũng lại có nghĩa là Ấn Độ làm khó WTO. Hủy hoại những thỏa thuận đã đạt được ở Bali không chỉ là bước thụt lùi mà còn là đòn nốc ao đối với WTO, làm cho hào khí trong WTO về sự khởi hành mới bị tiêu tan và lòng tin vào tương lai của tổ chức này bị rạn vỡ.
La Phù
>> Trực thăng quân sự Ấn Độ rơi, 7 người chết
>> Thiếu niên Ấn Độ có hơn 232 chiếc răng trong miệng
>> Ấn Độ chi 3,5 tỉ USD hiện đại hóa quân đội
>> Nhật điều tàu chiến tập trận chung với Ấn Độ, Mỹ
Bình luận (0)