TP.HCM: Metro chậm hoàn thành, áp lực giao thông sẽ càng lớn

31/07/2014 20:35 GMT+7

(TNO) Đó là cảnh báo của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông tại buổi làm việc của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với UBND TP.HCM về giám sát tình hình thực hiện quy hoạch phát triển đường sắt đô thị TP.HCM, vào chiều nay 31.7.

(TNO) Đó là cảnh báo của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông tại buổi làm việc của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với UBND TP.HCM về giám sát tình hình thực hiện quy hoạch phát triển đường sắt đô thị TP.HCM, vào chiều nay 31.7.

Thi công đường dẫn trên cao, đoạn vượt sông Sài Gòn của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên
Thi công đường dẫn trên cao, đoạn vượt sông Sài Gòn của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên

Theo ông Đông, đối với đô thị ở các nước phát triển trên thế giới, khi dân số đạt mức 1 triệu người, thì việc xây dựng tàu điện ngầm (metro) đã được tính đến và triển khai.

Trong khi đó, tại TP.HCM, dân số hiện tại đã rất đông (khoảng 10 triệu người) và đang có xu hướng ngày càng tăng lên, nhưng việc đầu tư xây dựng metro đang chậm.

“Nếu các tuyến metro chậm hoàn thành, áp lực giao thông sẽ ngày càng lớn”, ông Đông nói.

Ông Hoàng Như Cương, Phó ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, cho biết theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, TP.HCM có 8 tuyến metro.

Đến nay chỉ có 2 tuyến có nguồn vốn triển khai (tuyến Bến Thành - Suối Tiên vốn đầu tư gần 2,5 tỉ USD; tuyến Bến Thành - Tham Lương vốn đầu tư gần 1,4 tỉ USD).

Các tuyến còn lại với tổng mức đầu tư dự kiến gần 16 tỉ USD vẫn đang thiếu nguồn vốn xây dựng.

“Vốn đầu tư các dự án lớn nên việc kêu gọi đầu tư quá khó. Đã từng có nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu mất 2 năm nhưng phương án tài chính tính không ra nên sau đó họ đã rút, không tham gia đầu tư nữa. Việc đăng ký vốn ODA cũng khó khăn. Trong khi đó nếu thành phố tự làm thì không đủ lực”, ông Cương lý giải về nguyên nhân chậm triển khai xây dựng các tuyến metro.

Ông Cương cho biết hướng giải quyết của thành phố, là có thể đổi đất lấy hạ tầng, như đã làm với dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (nay là đường Phạm Văn Đồng).

Tin, ảnh: Đình Phú

>> Tuyến metro số 1: Lắp đặt hệ thống quan trắc chuyển động các tòa nhà xung quanh
>> TP.HCM: Ký hợp đồng xây dựng đoạn ngầm tuyến metro số 1
>> Tuyến metro số 1 sẽ hoạt động năm 2018
>> TP.HCM chi 8.000 tỉ đồng mua 17 đoàn tàu cho tuyến metro số 1
>> Vốn đầu tư tuyến metro số 1 tăng gấp đôi
>> TP.HCM: Đơn giá đất đền bù dự án tuyến metro số 1
>> Đơn giá đất bồi thường ở khu Depot tuyến metro số 1

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.