Đây là một nước cờ của ông Sharif chấp nhận vai trò của giới quân sự để ngăn ngừa khả năng chính phe này tiến hành đảo chính. Trong 2 tuần qua, phe đối lập dấy lên làn sóng biểu tình rầm rộ nhằm buộc ông Sharif từ chức. Vị thủ tướng này đã nhượng bộ nhất định và tuyên bố sẵn sàng đối thoại chứ không từ chức. Phe đối lập vì thế tiếp tục tranh đấu. Nếu cứ như vậy thì tình thế sẽ ngày càng bất lợi đối với chính phủ. Đất nước càng mất ổn định thì phe đối lập càng được lợi và giới quân sự có cơ hội thích hợp để nhảy vào lật đổ chính phủ dân sự. Giới quân sự ở Pakistan vốn đã bất đồng với ông Sharif về quan hệ với Ấn Độ, Mỹ và Afghanistan, về đối phó lực lượng vũ trang Hồi giáo cực đoan... Họ không hài lòng vì cho rằng mình bị hạ thấp vị thế, phớt lờ vai trò trong chính sách đối ngoại và chiến lược an ninh. Ở nước này, giới quân sự luôn là một trong những nhân tố quyền lực quyết định nhất.
Thủ tướng Sharif muốn dùng giới quân sự để vô hiệu hóa sự chống phá của phe đối lập nhưng đồng thời phải chấp nhận rủi ro bị lấn lướt đến mức giới quân sự có thể nắm quyền mà không cần đảo chính. Nếu không nhượng bộ đáng kể về đối ngoại và an ninh thì chắc chắn ông Sharif sẽ bị giới quân sự hạ bệ. Ở Thái Lan, quân đội cũng đã đi từ can dự đến đảo chính.
La Phù
>> Binh sĩ Ấn Độ, Pakistan đọ súng
>> Vụ Vừ Già Pó đi lạc 5.800 km sang Pakistan: Khởi tố 2 trường hợp đưa người sang Trung Quốc trái phép
>> Lính Ấn Độ, Pakistan đọ súng
>> Pakistan: Cô gái 18 tuổi bị thiêu sống vì từ chối lời cầu hôn
Bình luận (0)