Theo bà Trịnh Thị Hương - Phó phòng phát triển SME (Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ KH-ĐT), hiện nay, đã có nhiều nhóm chính sách hỗ trợ SME như nhóm chính sách về tài chính, có các chính sách vay theo lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp hỗ trợ…), có chương trình kết nối doanh nghiệp với ngân hàng lên tới 40.000 tỉ đồng, có 21 quỹ bảo hiểm tín dụng cho SME… Nhà nước cũng có chính sách lập quỹ đất sạch cho SME, ngoài ra còn có 9 nhóm chính sách hỗ trợ về công nghệ như: hỗ trợ đầu tư công nghệ, sở hữu trí tuệ, trợ giúp phát triển nguồn nhân lực với ngân sách 2 triệu USD/năm… Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách còn nhiều yếu kém. Có hơn 80% chương trình chưa có kết quả đánh giá. Một số chương trình tuy có nhưng chỉ là ước tính chung chung hoặc chưa có đánh giá tác động đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Ở góc độ ngân hàng cho vay, ông Tạ Quang Thắng, Phó tổng giám đốc Techcombank, cho rằng, hiện nay, các bộ ngành không sẵn sàng chịu trách nhiệm về các vấn đề hỗ trợ SME nên thông tin về doanh nghiệp để ngân hàng nắm được rất manh mún, rời rạc. “Các ngành như thuế, bảo hiểm xã hội… rất ít chia sẻ thông tin nên ngân hàng thiếu cơ sở để cho doanh nghiệp vay vốn. Nếu biết một doanh nghiệp không nợ tiền điện, BHXH… cũng là cơ sở để chúng tôi đánh giá khả năng doanh nghiệp để cho vay”, ông Thắng nói.
Hà Nguyễn
>> Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao xuất khẩu
>> 100 triệu USD phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
>> 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phá sản
Bình luận (0)