|
Trong chuyến thăm Thượng Hải hồi tháng 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký kết một hợp đồng hợp tác xây dựng loại nhà máy kể trên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trang tin Want China Times (Đài Loan) cho biết hôm 28.9.
Theo trang web của CSIC, nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ được dùng để cung cấp năng lượng cho các cơ sở của Trung Quốc tại biển Đông.
Ngoài nhà máy điện hạt nhân nổi, Bắc Kinh được cho là sẽ triển khai một số tàu được trang bị lò phản ứng hạt nhân nhở hơn để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên dưới lòng biển.
Không chỉ riêng việc vận hành nhà máy, Trung Quốc còn đưa nhiều tàu khai thác tài nguyên ngay dưới đáy biển. Đề phòng trường hợp có biến cố thiên tai hay thảm họa khác xảy ra, lực lượng phòng trợ khẩn cấp sẽ được triển khai từ trạm điện hạt nhân thả nổi này.
Trong trường hợp có thiên tai hoặc các biến cố khác, lực lượng xử lý tình huống khẩn cấp sẽ được huy động từ trạm phát điển nổi trên biển này.
Want China Times bình luận nếu Bắc Kinh vận hành các nhà máy điện hạt nhân nổi thành thục, họ sẽ có khả năng xây dựng các lò phản ứng hạt nhân cho các tàu sân bay chạy bằng điện hạt nhân trong tương lai.
Các nguồn tin từ CSIC cho rằng tỉnh Hồ Bắc có thể thu được một khoản lợi từ công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển, Want China Times cho biết, nhưng không nói rõ khoản lợi này là gì. Hồ Bắc hiện có 385 hãng đóng tàu và 21 viện nghiên cứu.
Nga đang là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu nhà máy điện hạt nhân nổi. Với tên gọi Akademik Lomonosov, nhà máy này được cho là có khả năng cung cấp một lượng điện năng lên đến 70 MW hoặc 300 MW để sưởi ấm cho thành phố Saint Petersburg, theo Want China Times.
Hoàng Uy
>> Trung Quốc có thể sẽ kéo giàn khoan vào vùng tranh chấp tại biển Đông
>> Trung Quốc tập trận gây lo ngại trên biển Đông
>> Trung Quốc sắp tung hạm đội ‘nhà máy lọc dầu trên biển’ ra biển Đông
>> Trung Quốc mưu tính đưa “giàn công xưởng” xuống Trường Sa
>> Trung Quốc ngang ngược lên kế hoạch đưa 'công xưởng' chế biến cá đến Trường Sa
Bình luận (0)