Ngoài cát (màu trắng) hút từ biển, tàu Trung Quốc còn đưa cát từ đất liền ra (màu vàng) để xây dựng. Rất nhiều máy xúc, máy ủi cũng tập trung ở giữa đảo
|
Từ khoảng cách 4-5 hải lý, bằng mắt thường cũng thấy tàu công trình đồ sộ của Trung Quốc đang hút cát - san hô ngoài biển, đưa theo đường ống có đường kính lớn, đổ lên đảo để tạo mặt bằng cho toàn khu vực bãi Gạc Ma.
Một bức tường chắn sóng, chống xói lở cũng được tạm thời dựng lên để chống cát trôi. Căn nhà cao tầng, có thể lên đến 7-8 tầng đang được gấp rút hoàn thiện với những công nhân hối hả làm việc trên tầng xây dựng trên cùng (chưa có dấu hiệu cho thấy việc nâng tầng dừng lại), với sự trợ giúp của những cần cẩu lớn, hiện đại.
Nhìn qua ống nhòm cũng phát hiện Trung Quốc đưa ra nhiều cây xanh (dừa), tập trung giữa khu vực xây dựng để chuẩn bị trồng xung quanh đảo. Đặc biệt, phía cuối đảo đang xây dựng công trình cao tầng, giống như trung tâm kiểm soát không lưu (đài chỉ huy bay).
Như thường lệ, gần khu vực Gạc Ma, vẫn có 1 tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc ứng trực.
Các hình ảnh do PV Thanh Niên Online gửi về từ quần đảo Trường Sa.
Công binh Trung Quốc làm việc trên tầng cao ngôi nhà chính
Việc xây dựng, mở rộng đảo Gạc Ma có thể không dừng ở tòa nhà cao tầng như thế này
Tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc (bên trái) bảo vệ Gạc Ma, ngay cạnh đó là đảo chìm Cô Lin của Việt Nam (bên phải)
Tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc trực bảo vệ đảo Gạc Ma
Đảo chìm Cô Lin của Việt Nam rất nhỏ, so với căn cứ Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma
Một tàu của Việt Nam đang tiếp cận Gạc Ma
Phía trước tàu Việt Nam là cột tín hiệu trên biển và ụ neo tàu, do Trung Quốc xây dựng cạnh đảo Gạc Ma, từ sau khi chiếm đóng trái phép bãi đá
Ít nhất có 5 cần cẩu lớn đảm trách việc xây tòa nhà cao tầng trên đảo Gạc Ma
Hai cần cẩu khác vận chuyển vật liệu xây dựng, máy móc, trang thiết bị từ tàu chở hàng lên đảo
Kè chắn sóng tạm thời, phía trước tòa nhà
Hai cần cẩu khác đang phục vụ việc xây dựng các công trình khác ở giữa đảo, với khu vực tập kết cây xanh, chuẩn bị được trồng
Đằng sau tàu vận tải là công trình có thể là trung tâm kiểm soát không lưu - chỉ huy bay cũng đang được gấp rút xây dựng (khối nhà tròn, phủ ni lông màu xanh)
Toàn cảnh đảo Gạc Ma, nhìn từ khoảng cách 7-8 hải lý
|
Mai Thanh Hải
(thực hiện)
>> Philippines tố Trung Quốc xây đường băng trên đảo Gạc Ma của Việt Nam
>> Trung Quốc định xây dựng sân bay trái phép trên đảo Gạc Ma?
>> Tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma
Bình luận (0)