Lịch sử tòa nhà UBND quận 1 qua gần 140 năm

08/12/2014 15:00 GMT+7

(TNO) Trụ sở UBND quận 1, TP.HCM (45-47 Lê Duẩn) được xây dựng cách đây gần 140 năm, trước một số công trình nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà thờ Đức Bà, tòa nhà UBND TP.HCM, Tòa án TP.HCM, Thương xá Tax, Nhà hát TP.HCM, Bưu điện TP.HCM…

>> Xôn xao thông tin đập bỏ tòa nhà cổ gần 140 năm tuổi
>> Trụ sở UBND quận 1 nhiều 'tuổi' hơn nhà thờ Đức Bà

Thanh Niên Online xin giới thiệu về lịch sử tòa nhà thuộc vào những công trình xây dựng sớm nhất ở trung tâm TP.HCM.

 
Tòa nhà được xây dựng vào năm 1876 theo lệnh của Chuẩn Đô đốc Pháp là Victor Guy Duperré. Đây là một trong số ít công trình xây dựng từ rất sớm, hiện còn tồn tại ở trung tâm TP.HCM. Hình ảnh của tòa nhà trong những năm mới xây dựng xong. Phía sau là dinh Norodom (nay là dinh Độc Lập).


Ban đầu tòa nhà là nơi vui chơi giải trí cho các sĩ quan cao cấp của Pháp lúc đó. Tòa nhà thiết kế điển hình giống như nhiều tòa nhà thời kỳ này khi có hiên xung quanh và trần nhà cao để thông gió. Hình tòa nhà vào năm 1880.

 
Tòa nhà những năm 1900. Lúc này cây cối đã được trồng khá nhiều ở trước tòa nhà.

 
Tòa nhà những năm 1920. Có thể nhìn thấy hai chóp của nhà thờ Đức Bà ở phía sau tòa nhà này.

 
Phía trong khuôn viên tòa nhà. Hiện nay tòa nhà gần 140 năm này vẫn được giữ nguyên.


Tòa nhà năm 1929


Dù không nổi tiếng như Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố... nhưng tòa nhà này là một trong những công trình gắn liền những thăng trầm của lịch sử của Sài Gòn gần 140 năm qua.


Từ năm 1955 đến 1975, tòa nhà này là trụ sở của Bộ Tư pháp của chế độ cũ Sài Gòn; từ năm 1975 cho đến nay là trụ sở của UBND quận 1. Tòa nhà nằm gần Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố và nằm trên con đường trung tâm của TP.HCM.

Người dân phải biết lịch sử của các tòa nhà cũ

Tim Doling đến từ nước Ireland, hiện là biên tập viên của tờ Văn hóa và Du lịch. Ông cũng phụ trách trang web historicvietnam.com nói về lịch sử, văn hóa Việt Nam, trong đó nhấn mạnh những đặc trưng văn hóa, nghệ thuật của Sài Gòn.

Tim Doling là tác giả của cuốn Khám phá TP.HCM (2014), Đường sắt và đường xe điện của Việt Nam (2012). Hiện ông sống và làm việc ở TP.HCM.

Trao đổi với PV Thanh Niên Online, Tim Doling cho biết việc phá hủy các di sản ở TP.HCM không còn là chuyện của người dân TP.HCM mà còn là sự lo ngại của người nước ngoài. Đây chính là lý do tại sao mọi người phải biết sự thật lịch sử của các tòa nhà cũ tại TP.HCM đang bị đe dọa phá hủy.

Tim Doling cho biết ông đang hỗ trợ một nhóm chuyên gia trong nước bằng cách nghiên cứu thông tin lịch sử về các tòa nhà cũ để chứng minh giá trị di sản của nó.

Trung Hiếu
Ảnh: Tim Doling cung cấp (*)

(*) Thanh Niên Online đăng tải những hình ảnh do ông Tim Doling cung cấp nhằm phục vụ bạn đọc. Rất mong chủ sở hữu những hình ảnh trên liên hệ với Thanh Niên Online để chúng tôi gửi nhuận bút theo quy định của tòa soạn.

>> TP.HCM xem xét bảo tồn thương xá Tax
>> Công ty của Mỹ đảm nhận thiết kế tòa nhà thương xá Tax
>> Thương xá Tax những ngày cuối cùng - Kỳ 3: Số phận những chú gà trống Gaulois sẽ ra sao?
>> Thương xá Tax những ngày cuối cùng - Kỳ 2: Vì sao thương xá Tax trở thành 'niềm thương nỗi nhớ'?
>> Thương xá Tax những ngày cuối - Kỳ 1: 'Đi đâu rồi cũng về thương xá Tax
>> Tạm biệt… thương xá Tax

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.