(TNO) Sở hữu số lượng cổ động viên đông đảo mà nhiều CLB phải ghen tị, nhưng đội bóng Thanh Hóa lại đang phải luyện tập và thi đấu trên sân vận động được đánh giá là xấu nhất Việt Nam.
>> Nóng chuyện sân bãi
>> Hải Phòng vẫn được thi đấu trên sân nhà Lạch Tray
>> Chuột tấn công sân Old Trafford của M.U
>> Trên sân đấu, không có tình bạn, chỉ có đối thủ
>> Hạ gục SLNA trên sân Vinh, Bình Dương bất bại trên đỉnh
>> Nếu trời mưa, sân Lạch Tray sẽ thành bãi lầy
|
Hiện nay, ban tổ chức sân vận động Thanh Hóa đang phải sử dụng nhiều “chiêu” để đề phòng “vỡ” sân và đảm bảo an toàn cho các trận đấu.
Cấm dẫn người không có vé vào sân
Lịch thi đấu vòng 5 V-League 16 giờ: Thanh Hóa - Hà Nội T&T |
“Do sân bóng cũ kỹ, khán đài chật chội, có thể nói là xấu nhất Việt Nam hiện nay, nên chúng tôi phải rất cẩn trọng trong khâu tổ chức các trận đấu trên sân nhà. Về lý thuyết sân có sức chứa 11 ngàn khán giả, nhưng bao giờ chúng tôi cũng chỉ bán ra khoảng 8-9 ngàn vé, tối đa không quá 10 ngàn vé. Vẫn biết sẽ bị thất thu nhưng vì sự an toàn trên khán đài và phòng tránh nguy cơ vỡ sân như năm 2007, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận.” ông Hoài nói.
Tránh quá tải trên các khán đài, Ban tổ chức sân Thanh Hóa đã nghiêm cấm tất cả những cán bộ, người lao động trong Công ty cổ phần bóng đá Thanh Hóa tự ý đưa người nhà, bạn bè không có vé vào sân; kiểm soát số lượng giấy mời phát hành; phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an trong kiểm soát, ngăn chặn vé giả, phe vé, quay vòng vé. CLB chỉ bán vé cho các trận đấu trước 7 giờ đồng hồ, mỗi khán giả chỉ được mua tối đa 2 vé.
Đặc biệt, từ mùa bóng năm nay, CLB bóng đá Thanh Hóa đã hợp tác với Đài truyền hình Thanh Hóa tiếp sóng tường thuật tất cả các trận đấu của đội bóng trên sân nhà, tạo điều kiện cho khán giả không có cơ hội đến sân. Cách làm này đã giảm áp lực người hâm mộ kéo đến sân quá đông trong những trận cầu then chốt.
Hàng rào cảnh sát “cách ly” cổ đội viên
|
Ban tổ chức sân Thanh Hóa cũng giao cho lực lượng bảo vệ sân phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, kiểm sát quân sự tăng cường bảo vệ trận đấu; ngăn chặn kịp thời các hành động có thể gây lộn xộn, mất an toàn trên các khán đài. Lực lượng bảo vệ kiên quyết không cho khán giả mang các loại vật liệu cháy nổ, gậy gộc, các vật cứng, chai lọ… vào sân.
Ở mỗi trận đấu, Ban tổ chức sân Thanh Hóa giành hẳn khu vực A4 trên khán đài A cho các cổ động viên của đội bạn. Tại khu vực này luôn có một “hàng rào” cảnh sát với các công cụ hỗ trợ nhằm tách hai khối cổ động viên chủ và khách, kịp thời ngăn chặn các hành động quá khích, gây sự với nhau giữ cổ động viên hai đội…
Sau khi trận đấu kết thúc, dù không có chuyện gì, cổ động viên đội khách cũng sẽ được bố trí rời sân sau cùng và có lực lượng cảnh sát bảo vệ…
Lo nhất là những khán đài... sân thượng
|
Mỗi khi đội bóng đá Thanh Hóa thi đấu trên sân nhà, nhiều cổ động viên đã tới khán đài đặc biệt, có nói là độc nhất vô nhị ở Việt Nam: sân thượng, ban công của dãy nhà dân ở phía đường Lê Quý Đôn (phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa).
CĐV chọn cách xem bóng đá mạo hiểm này là vì nhiều trận đấu quan trọng của đội nhà, nếu không nhanh chân thì rất khó để kiếm được tấm vé hoặc để được xem miễn phí. Theo dõi các trận đấu bóng đá trên các sân thượng không chỉ gây phản cảm đối với dư luận mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
“Ngay từ đầu mùa bóng năm nay, chúng tôi đã đề nghị với công an phường Ba Đình có biện pháp tuyên truyền để các gia đình quanh sân không cho người dân trèo lên mái nhà xem bóng đá”, ông Nguyễn Trọng Hoài, nói.
Bài, ảnh: Ngọc Minh
Bình luận (0)