Hội thảo được tổ chức vào ngày 25.3 đã thu hút sự quan tâm của hơn 200 hộ nông dân với ba đầu cầu trực tiếp tại: Cánh đồng khoai tây của nông dân huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI). Sự kiện nhằm giới thiệu mô hình trồng khoai tây được trồng thử nghiệm tại Gia Lai và cùng nhau thảo luận, đưa ra giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững từ phía doanh nghiệp cho nông dân khu vực Tây Nguyên.
Hội thảo tại điểm cầu xã Ia Băng, huyện Chư Prông, Gia Lai |
Bài toán canh tác khoai tây ở Việt Nam
Theo Trung tâm Khoai tây Quốc tế tại Việt Nam, nhu cầu về khoai tây cho ngành sản xuất thực phẩm rất lớn, nhưng thực tế sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 30 - 40%, còn lại phải nhập khẩu.
Thế nhưng khoai tây là loại cây thực phẩm khó phát triển diện tích do tính mẫn cảm với thời tiết và các loài sâu bệnh gây hại. Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp khoa học để tăng năng suất, nâng cao chất lượng khoai tây chính là điều mà PepsiCo cùng tập đoàn ADAMA, Lion Agrevo tập trung hướng tới.
Canh tác khoai tây bền vững - giải pháp nông nghiệp tiên tiến từ phía doanh nghiệp
Ông Nguyễn Kim Hành - Giám đốc Nông nghiệp Pepsico Việt Nam chia sẻ, hội thảo “Giải pháp canh tác bền vững" nằm trong chuỗi quan hệ hợp tác chiến lược giữa ba bên với mong muốn thúc đẩy năng suất vùng trồng khoai tây ở Tây Nguyên, giúp bà con nông dân yên tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Tại hội thảo, bà con được chứng kiến năng suất thực tế tại cánh đồng khoai tây của anh Mai Ngọc Dũng ở xã Ia Băng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai với diện tích gần 30 ha, trồng từ 6.12.2021 và áp dụng mô hình canh tác bền vững. Đến cuối vụ, năng suất đạt khoảng 29 tấn/ha, cao hơn hẳn các vụ mùa trước đó.
Dựa trên kết quả thực tế, các chuyên gia chia sẻ ba yếu tố chính khi triển khai canh tác bền vững bao gồm: giống, nước và phân bón. Cụ thể, người dân cần tập trung nước tưới vào giai đoạn phình củ, bón phân trên cơ sở phân tích đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây, nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả để khoai tây được đảm bảo chất lượng. Riêng về yếu tố giống, qua nhiều năm nghiên cứu, PepsiCo đã cho ra được giống mới có tuổi sinh lý tốt nhất cho vụ mùa.
Hành trình nỗ lực chinh phục người tiêu dùng với nguồn khoai tây nội địa
Với PepsiCo, mảng snack giữ vai trò quan trọng với tập đoàn, đặc biệt là Snack Khoai Tây Lay’s - thương hiệu được yêu thích rộng rãi nhờ hương vị đặc trưng, chất lượng hảo hạng. Chính vì vậy, PepsiCo luôn nỗ lực cải tiến giống khoai tây, cung cấp giống và phân bón cho nông dân, hỗ trợ nâng cao kỹ thuật canh tác, bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá phải chăng.
Chinh phục trái tim người tiêu dùng từ chính cánh đồng khoai tây trong nước |
Làm sao để thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất, mang lại nguồn thu ổn định cho nông dân, thân thiện với môi trường là điều Tập đoàn PepsiCo luôn trăn trở và theo đuổi. PepsiCo quan niệm rằng nguồn lợi lâu dài phải được xây dựng dựa trên mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp - nông dân với bệ đỡ là ba trụ cột chính gồm môi trường, xã hội và kinh tế. Mọi phương pháp hướng đến bền vững đều phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát triển ba trụ cột này.
Chính nhờ triết lý nông nghiệp bền vững, PepsiCo cùng bà con nông dân đang dần chứng tỏ chất lượng khoai tây Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Không chỉ vậy, khu vực Tây Nguyên cũng đang trên con đường phát triển thành vùng cung cấp nguyên liệu chủ lực, góp phần tạo nên gói snack khoai tây thơm ngon, giòn vị, chất lượng hảo hạng ở tất cả các quốc gia mà Lay’s đặt chân tới.
Bình luận