|
Đây cũng là quần thể Học viện Phật giáo từng được tờ báo Mỹ World News bình chọn là Học viện Phật giáo lớn nhất năm 1993. Theo tổ chức Tự do Tây Tạng (trụ sở tại London), vào tháng 6.2016, chính quyền địa phương đã yêu cầu Học viện Thích Vinh Tự Ngũ Phật phải “chỉnh lý giảm bớt học viên”, sao cho tới tháng 10.2017 số tăng lữ còn lại ở đây chỉ được phép dưới 5.000 người, tức là phải giảm tới 63% học viên.
Như vậy là trước tháng 11.2016, Học viện còn tiếp tục buộc phải “cho thôi học” hơn 2.000 tăng lữ, bao gồm cả tăng ni và cư sĩ. Chính quyền địa phương đưa ra lý do phá dỡ trên là do quá đông người. Mạng xã hội của Học viện này hôm qua (23.7) giải thích: “Việc phá bỏ bớt khu nhà ở tăng lữ là nhằm mục đích đảm bảo an toàn cháy nổ. Nếu tất cả đều là nhà gỗ xây chi chít bên cạnh nhau thế này, lại nằm trên độ cao hơn 4.000 m so với mặt nước biển, thì khi xảy ra hỏa hoạn, làm sao xử lý kịp. Làm thế nào để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy là rất quan trọng. Đừng có nghe báo chí và những người bị tẩy não nói. Làm gì có chuyện chấn chỉnh Học viện. Có giảm bớt nhà ở tăng lữ cũng chỉ vì vấn đề an toàn, phòng cháy chữa cháy mà thôi”.
|
Học viện Thích Vinh Tự Ngũ Phật được xây dựng từ năm 1980 bởi Khenpo Jigme Phuntsok - một vị Lạt ma có ảnh hưởng thuộc dòng Cổ Mật (hay dòng Mũ đỏ), với mục đích đem lại nguồn sức sống mới cho Phật giáo Tây Tạng cũng như gửi gắm những điều tốt đẹp tới nhân loại trên thế gian này. Học viện thu hút hàng ngàn nhà sư và ni cô tới đây học tập ngắn và dài hạn với trung bình có 10.000 người. Thời kỳ hưng thịnh nhất lên tới 50.000 người, bao gồm cả cư sĩ, ni cô, chú tiểu.
Toàn bộ khu nhà ở của tăng ni đều được xây bằng gỗ màu sẫm với trung bình mỗi năm có 1.000 căn nhà mới được người dân địa phương xây thêm. Tất cả học viên tới học đều được bố trí ở đây với những điều luật rất nghiêm khắc. Toàn bộ khu nhà ở tăng lữ và khu giảng dạy chính đều nằm trong một thung lũng rộng lớn tạo nên một quần thể tâm linh và thiên nhiên tuyệt đẹp.
|
Tuy nhiên theo nguồn tin đăng tải trên mạng xã hội từ cộng đồng người Tạng lưu vong trên thế giới được biết, từ năm 2001, chính quyền địa phương đã ép Học viện phải tháo bỏ một phần khu nhà ở tăng ni với ít nhất hơn 2.000 căn nhà gỗ lúc đó. Thậm chí từ năm 1999, những công văn liên quan tới việc yêu cầu Học viện phải “rút bớt nhân sự” đã được phát ra.
Nhà văn Tây Tạng Duy Sắc cho biết, việc phá bỏ năm 2001 đã kéo dài 1 tuần, nhiều ni cô đã quỳ xuống khóc lóc thảm thiết, trong khi những người chịu trách nhiệm tới phá khu nhà ở lại bật nhạc thịnh hành. Thậm chí lúc đó đã có một ni cô tự sát để phản đối.
Bình luận (0)