Phải bỏ hết những loại phí vô lý !

19/09/2015 08:25 GMT+7

Phí làm cho nông dân nghèo đi, doanh nghiệp thì gặp bao cảnh khó khăn, cần phải rà soát và bỏ hết những loại phí vô lý... Đó là ý kiến nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Phí “đè” nông sản đăng trên Thanh Niên ngày 18.9.

Phí làm cho nông dân nghèo đi, doanh nghiệp thì gặp bao cảnh khó khăn, cần phải rà soát và bỏ hết những loại phí vô lý... Đó là ý kiến nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Phí “đè” nông sản đăng trên Thanh Niên ngày 18.9.
Bớt phí cho nông dân “dễ thở”
Như quý báo phản ảnh, nông dân nhìn quanh mình thứ gì khi đưa ra thị trường cũng phải oằn lưng vì phí, thì làm sao họ giàu lên được? Hy vọng rằng luật Phí và lệ phí sẽ loại bỏ những loại phí vô lý, nhất thiết phải bỏ bớt phí cho nông dân “dễ thở” hơn!
Nguyễn Tâm (tamnguyen47@yahoo.com)
Phí “trời ơi” !
Quá nhiều loại phí vô lý, phí “trời ơi” theo kiểu tận thu đang làm mòn kiệt đôi vai người nông dân. Một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp mà bắt người dân “cõng” đủ thứ phí như vậy thì làm sao họ mặn mà với đồng áng, nương rẫy được. Nuôi con heo, con gà mà phải chịu một loạt phí, thu tiền của nông dân một cách tùy tiện như vậy thì họ làm sao sống nổi?
Bảo Lưu (ng_baoluu1972@gmail.com)
Do chưa có quy định cụ thể nên mới có tình trạng mỗi nơi lại tự quy định cho mình những khoản phí khác nhau, dẫn đến loạn thu, phí chồng phí. Vì vậy, nhà nước tốt nhất nên luật hóa các quy định về phí, lệ phí, quy định cụ thể các loại phí nào, trong lĩnh vực nào mới thu và thu bao nhiêu. Điều quan trọng hơn vẫn là phải công khai cho người dân biết các loại phí, lệ phí đó được thu nhằm mục đích gì, sử dụng ra sao.
Luật sư Nguyễn Thị Long Bình
(Công ty luật Thế Hệ Mới, TP.HCM)
Do bị thu nhiều loại phí, phí chồng phí dẫn đến giá thành sản phẩm bị đẩy lên quá cao, làm giảm đi sức cạnh tranh của nông sản Việt so với hàng ngoại nhập. Nước ta chủ yếu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp là mũi nhọn nhưng thực tế đời sống người nông dân rất khó khăn, hiếm có người nông dân nào có thể làm giàu từ nghề của mình. Chẳng trách sao sản phẩm của ta sản xuất trong nước nhưng luôn bị sản phẩm của nước ngoài “đè bẹp” ngay trên sân nhà.
Trần Huy Đức
(Q.Tân Phú, TP.HCM)
An Phong - Hải Nam (thực hiện)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.