Sự thành công của Uprising và "nội lực" chưa khai phá
Trong khoảng một tháng vừa qua, sự kiện Uprising đã thật sự mang lại luồng sinh khí mới cho cộng đồng Overwatch. Không chỉ đơn thuần là cập nhật hàng loạt bộ skin mới, đây là dịp đặc biệt mà game thủ có thể cùng sát cánh với nhau để vượt qua hàng loạt thử thách PvE đầy cam go. Qua đó, có được những trải nghiệm độc đáo chưa từng có trong Overwatch.
Trên thực tế, Uprising đã thu hút được lượng người chơi đáng kể, đây cũng là động lực để nhiều game thủ trở lại Overwatch sau quãng thời gian "nghỉ tay" ngắn hạn. Hiệu ứng tốt về mặt cộng đồng và hình ảnh cũng là những chi tiết không phải bàn cãi.
Sẽ rất hợp tình hợp lý nếu chúng ta cùng có chung những câu hỏi như: sẽ có thêm nhiều Uprising trong tương lai hay không? Liệu PvE có trở thành chế đội chơi cố định trong Overwatch? Tại sao thế giới của Overwatch lại thú vị như thế, nhưng chúng ta chưa một lần được khám phá?
Dĩ nhiên Uprising chỉ là một bề nổi rất nhỏ, so với cốt truyện tổng thể cực kỳ màu mỡ của Overwatch (vốn được kế thừa từ dự án Titan bị hủy bỏ trước đây), Blizzard cũng không bao giờ quên nhắc nhở game thủ điều này thông qua hàng loạt phim ngắn và các tập truyện tranh có đầu tư. Dù vậy, chưa một sản phẩm nào trong số này đạt hiệu ứng tốt như sự kiện Uprising, nhờ vào tính tương tác "mắt thấy, tai nghe" và đúng chất game nhất.
Chế độ chơi cốt truyện, tại sao không ?
Hãy thử quên đi rằng Overwatch là một trò chơi bắn súng đối kháng, với nội dung chỉ vỏn vẹn trong thao tác "tìm trận và chiến". Hãy thử nghĩ về nhận định của cây viết Bo Moore, nghĩ về thành công của chế độ Uprising, nghĩ về những thế giới khổng lồ mà Blizzard đã từng tạo nên như World Of Warcraft, Starcraft, Diablo... bạn sẽ dần nhận ra, Overwatch ở thời điểm hiện tại đang tự trói buộc mình như thế nào.
Câu chuyện về những người lãnh đạo thời kỳ đầu của Overwatch, cuộc đại chiến trên quy mô toàn cầu với người máy, sự mâu thuẫn giữa Genji và Hanzo... tất cả đều chứa đựng quá nhiều tiềm năng để được chuyển hóa thành phần chơi phụ bản, hay thậm chí là kết nối với nhau để trở thành chiến dịch (Campaign) hoành tráng.
Việc khai thác, phát triển trò chơi theo chiều hướng này cũng sẽ mang lại những mặt hại nhất định cho tinh thần chung của Overwatch, mà cụ thể ở đây là làm sao nhãng tính đối kháng của trò chơi. Dù vậy, nếu xem xét cụ thể ở trường hợp Uprising, chúng ta vẫn nhìn thấy rõ hơn mặt tích cực. Bên cạnh đó, đừng quên rằng người đứng sau Overwatch chính là Blizzard - một trong những hãng game tài năng và biết lắng nghe game thủ bậc nhất.
tin liên quan
Game Overwatch vượt mốc 30 triệu người chơiCuối cùng, dù cho sự xuất hiện của một phần chơi Campaign, chế độ chơi PvE cố định... vẫn là điều gì đó khá xa vời ở thời điểm hiện tại, thì cộng đồng Overwatch vẫn có quyền "vững tin" vào trò chơi yêu thích của mình. Bởi lẽ, Blizzard đang chăm sóc cho sản phẩm của mình tốt hơn bao giờ hết, thể hiện qua mật độ ra mắt tướng, cách tổ chức giải đấu và sản sinh nội dung mới liên tục cho game.
Bình luận (0)