Sau khi Thanh Niên đăng bài “Sài Gòn lắp dải phân cách, người đi bộ có vỉa hè riêng”, nhiều bạn đọc đã gửi phản hồi bày tỏ niềm vui, đưa ra nhiều giải pháp hữu ích bên cạnh số lượng nhỏ phản đối cách làm này.
Dải phân cách được lắp đặt dài khoảng 500 m (trên đường Võ Văn Kiệt), được lắp đặt trên phần vỉa hè, sát với mép đường - Ảnh: Phạm Hữu |
Từ giờ có lối riêng rồi!
30 năm trước tôi đã thấy cách làm này bên Úc, đặc biệt là các khu vực có nhiều cửa hàng, bệnh viện… Vừa tạo điều kiện cho dân đi lại dễ dàng, không cho phép các hộ kinh doanh lấn chiếm lề đường để bày hàng. Đặc biệt các điểm cho phép sang đường sẽ tập trung ngay tại vạch zebra (có thể lắp thêm đèn xanh đỏ tự bấm) giúp giảm thiểu người đi bộ sang đường không đúng chỗ, độc giả Dong Tri phấn khởi bình luận.
Độc giả Dong Tri nói thêm: Việc làm này rất đúng, ở nước ta là mới, chứ các nước trên thế giới đã làm từ khi quy hoạch giao thông. Ở nước ta, cứ nhà nào mọc trước mặt đường là mở cửa hàng, lấn chiếm vô tư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cộng đồng. Việc này tạm chấp nhận ở khu dân cư thưa thớt, xe lưu thông ít, còn đô thị, đặc biệt là TPHCM thì không chấp nhận được.
|
|
|
Nhớ cái cái clip xe taxi tông nhau ở Hà Nội không, va trúng người đi bộ do họ không có làn đường riêng, việc này sẽ giảm bớt tai nạn giao thông vừa góp phần làm đô thi thêm văn minh. Ủng hộ!
|
|
|
Độc giả Phú Hùng
|
|
|
Cái gì mới hay, tốt, đem lại lợi ích cho hàng triệu người thì nên nhân rộng, kêu gọi xã hội hóa, còn người bán hàng rong chỉ là thiểu số, nên sắp xếp đưa họ vào đúng nơi buôn bán... Từ từ người dân sẽ quen với lối sống văn minh, hiện đại... Hoan nghênh sáng kiến này, bạn đọc Dinh Khanh ủng hộ.
Độc giả Phu Hung bày tỏ: Nhớ cái cái clip xe taxi tông nhau ở Hà Nội không, va trúng người đi bộ do họ không có làn đường riêng, việc này sẽ giảm bớt tai nạn giao thông vừa góp phần làm đô thi thêm văn minh. Ủng hộ!
Đi trong vỉa hè này, tôi nghĩ an toàn mọi mặt, xe cũng khó tông mà bọn cướp khó giật được đồ. Nếu cảnh giác thì khi mang túi xách hay nghe điện thoại nên đi sát mép trong, bạn Dang Duy bình luận.
Bây giờ không phải sáng sớm dậy tập thể dục hay chạy bộ dưới lòng đường nữa rồi, tốt quá. Mô hình cần phải nhân rộng ra nữa, bạn Hai Nguyen đề xuất.
Chưa thấy nước nào làm hàng rào để ngăn cách vỉa hè và đường lộ, nhìn nó không được thông thoáng và bất cứ ai nhìn vào cũng cảm thấy có gì bất an vì tội phạm, nhưng với người Việt Nam ta - hay xem thường luật pháp thì lập hàng rào như vậy là một giải pháp tốt. Tôi hoàn toàn ủng hộ, bạn Thac Le cho biết.
Thêm cây xanh
Nên dùng những vật liệu khác có giá thành rẻ hơn để nhân rộng mô hình, độc giả Hiếu chia sẻ. Cùng ý kiến đó, bạn Đinh Nhật Lệ cho biết: Làm hàng rào kiểu này tốn kém và cũng không mỹ quan cho lắm chỉ nên làm với đường lề hẹp, còn nếu rộng hơn 60 hay 80 phân thì nên làm bồn hoa có bụi cây thay thế sẽ tốt hơn.
Bạn Lệ còn muốn Quận 5 làm luôn khu vực BV Chợ Rẫy và BV ĐH Y Dược cho thông thoáng luôn, hai chỗ này luôn đông và kẹt xe do buôn bán chiếm lòng đường.
Hoan hô, cách làm hay, chỉ khi nào loại bỏ văn hóa "mặt tiền" (tự giác và định hướng) thì mới có cơ hội cho an toàn trật tự giao thông, không phải chỉ ở trong thành phố mà cả ven quốc lộ. Mong sao trở lại ngày xưa, ai cũng muốn ở xa quốc lộ, đó là tâm sự của bạn Tran Thanh.
Nửa mừng, nửa lo
Tôi thích ý kiến này, nhưng hình như là thi công chưa xong thì phải, chỉ sợ được vài ngày sau lại mất luôn cái hàng rào thì căng thật, độc giả Võ Thanh Thảo phân vân.
Trời ạ, xài hàng xịn vậy được mấy ngày hở các bác, nhìn tấm hình đăng trên báo kìa (tấm dưới) làm xong được mấy ngày rồi mà mất toi luôn cái tay cầm ở trên, độc giả tên Hải bình luận.
|
|
|
Cái này chỉ phù hợp với những khoảng tường công cộng như cơ quan nhà nước, bệnh viện, công viên... thôi. Chứ còn trước các hộ dân thì làm kiểu gì, họ làm sao kinh doanh được, người dân có ô tô muốn lái xe vào nhà thì làm thế nào, quá bất tiện và duy ý chí.
|
|
|
Bạn đọc Quốc Bảo
|
|
|
Chưa vừa ý lắm, độc giả tên Ty cho biết, chỉ khổ lao công khó quét dọn và nhìn thêm rối lề đường. Dẹp buôn bán lề đường thì cứ mạnh tay mà dẹp, lăn tăn gì nữa.
Ủng hộ ý kiến trên, bạn Trần Phước nói: Đúng rồi nhìn càng rối thêm, lúc đầu thấy cũng được nhưng sau này hàng rào xuống cấp thì sẽ thấy nhếch nhác.
Không khả thi, họ không lấn đường được khu vực đó thì họ lấn qua chỗ khác. Tình trạng leo rào chắc chắn có nếu bắt taxi, chắc thêm nghiêm trọng, bạn Lưu Thái Cường quan ngại.
Cái này chỉ phù hợp với những khoảng tường công cộng như cơ quan nhà nước, bệnh viện, công viên... thôi. Chứ còn trước các hộ dân thì làm kiểu gì, họ làm sao kinh doanh được, người dân có ô tô muốn lái xe vào nhà thì làm thế nào, quá bất tiện và duy ý chí, bạn đọc Quốc Bảo góp ý.
Không đồng tình với phương án này, có bạn đọc cho rằng đây là tối kiến chứ không phải sáng kiến, "ai đời lại ngăn cấm buôn bán hai bên mặt tiền, các vị quên rằng “phi thương bất phú” à, cái mặt tiền là nơi làm ra tiền, đóng góp thuế phí cho nhà nước. TPHCM là đầu tàu kinh tế cũng một phần là nhờ nhưng đơn vị tiểu thương như vậy. Cách làm này mang tính thiển cận không có chiều sâu", một bạn đọc còm.
Bình luận (0)