Thiếu máu. Nếu nha sĩ phát hiện nướu răng của bạn bị đau và tái nhợt, lưỡi phình to hoặc nhẵn hơn bình thường, bạn có thể đang bị thiếu máu. Những dấu hiệu như vậy cho thấy bạn không có đủ tế bào hồng cầu. Có thể số lượng các tế bào hồng cầu trong hemoglobin không được cân đối.
Bệnh tim. Bệnh nướu có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ bệnh tim hoặc đột quỵ. Trách nhiệm này nằm ở những vi khuẩn hình thành trong khoang miệng và đi vào máu. Khi điều này xảy ra, nó gây viêm, và các nghiên cứu cho thấy chứng viêm trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc một loạt bệnh.
Các vấn đề về dạ dày. Nếu men răng của bạn bị mòn ở quy mô lớn, đó có thể là hậu quả của tình trạng a xít dạ dày trào lên khoang miệng. Loại a xít này được xem là một “sát thủ” cực kỳ đáng ngại đối với men răng. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị một chứng rối loạn ăn uống nào đó, chẳng hạn như cuồng ăn.
Viêm khớp mãn tính. Sức khỏe răng miệng tác động mạnh đến những bệnh nhân viêm khớp mãn tính. Các nghiên cứu cho thấy những người bị viêm khớp mãn tính có nguy cơ bị bệnh nướu cao hơn 8 lần so với người không mắc chứng viêm này. Tại sao? Vì cả 2 loại bệnh đều có đặc điểm là viêm và nhiễm trùng.
Bệnh bạch cầu. Nếu nha sĩ phát hiện nướu răng của bạn cực đỏ và bị viêm, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang sản sinh quá nhiều bạch cầu. Bạn cần tiến hành kiểm tra thêm để xác định liệu có phải mình đã mắc bệnh bạch cầu hay không.
Tiểu đường. Bạn có cảm thấy hơi thở của mình không được thơm tho? Cảm thấy khô miệng? Nướu chảy máu hay bị rút lại? Đây có là những dấu hiệu cho thấy đường huyết không được kiểm soát tốt. Nếu bị tiểu đường và không kiểm soát tốt đường huyết, bạn dễ có nguy cơ mắc bệnh nướu.
Ung thư. Những mảng thô ráp trong và xung quanh răng miệng, tình trạng chảy máu trong miệng không rõ lý do, viêm loét hay đốm trắng trong miệng không lành, đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo về bệnh ung thư miệng.
Những căn bệnh nói trên rõ ràng đe dọa trầm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Thế cho nên bạn không được xem nhẹ sức khỏe răng miệng mà phải duy trì lịch kiểm tra định kỳ để có những biện pháp phòng bệnh cần thiết.
Quyên Quân
>> Ngừa bệnh răng miệng tuổi học đường
>> 90% người dân mắc bệnh răng miệng
>> Vệ sinh răng miệng giúp giảm nguy cơ sinh non
>> Thực phẩm tốt cho răng miệng
>> Chăm sóc răng miệng thường bị "phớt lờ
>> Giữ vệ sinh răng miệng ở trẻ nhỏ
Bình luận (0)