Các hiện vật thu được trong quá trình khảo cổ là linga có chất liệu bằng gạch nung và yoni bằng đá. Các nhà khảo cổ cũng phát hiện dấu ấn của kiến trúc tháp Chăm với nhiều hình ảnh trang trí giật cấp, giật ra vào, giật chéo, giật vuông, xây úp chậu... trên đế tháp bằng chất liệu gạch và còn khá nguyên vẹn.
Theo nhận định của TS Nguyễn Tiến Đông, Viện Khảo cổ học VN, miền Trung nước ta có rất nhiều di tích Chăm và tháp Chăm, trải dài từ Quảng Nam đến Bình Thuận, nhưng chưa có kiến trúc gạch Chăm nào có thế kỷ thứ 4, thậm chí thế kỷ 5 hoặc 6 cũng chưa phát hiện còn tồn tại đến ngày nay. “Nhưng hiện ở Phú Yên đang có một di sản vô cùng quý giá. Những phát hiện mới tại khu vực Đồng Miễu và sự tồn tại của di tích khảo cổ quốc gia Thành Hồ (cách khu vực Đồng Miễu khoảng 1 km) có nhiều ý nghĩa trong nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Champa”, TS Đông nói.
Bình luận (0)