Hội nghị có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã thẳng thắn liệt kê 18 điểm thách thức ngành y, trong đó có vấn đề về an toàn thực phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Theo người đứng đầu ngành y, năm qua, vấn đề an toàn thực phẩm vẫn còn đáng báo động, tình hình ngộ độc thực phẩm diễn biến phức tạp, khó hạn chế. Trong năm 2016, cả nước xảy ra 129 vụ ngộ độc thực phẩm lớn, với 4.139 người mắc, 12 trường hợp tử vong.
Trong năm qua, Thanh tra Bộ Y tế đã tiến hành 51 đoàn thanh tra, kiểm tra, qua đó ban hành 49 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt 7,4 tỉ đồng, tiêu hủy hơn 11 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Đáng lưu ý, tại 63 tỉnh, thành phố đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 345.106 cơ sở, phát hiện 56.978 cơ sở (chiếm 16,5%) vi phạm về an toàn thực phẩm, trong đó phạt tiền 8.920 cơ sở với số tiền 26,3 tỉ đồng... Ngoài ra cơ quan chức năng còn áp dụng các hình thức tiêu hủy sản phẩm, đình chỉ lưu hành hoặc đình chỉ sản xuất...
|
Chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân
Bên cạnh vấn đề thực phẩm bẩn, Bộ trưởng Tiến cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều vấn đề khó khăn của ngành y.
Năm 2016, vẫn còn 18% người dân chưa tham gia bảo hiểm y tế. Việc mở rộng đối với đối tượng này khó khăn do chủ yếu là người cận nghèo, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có mức sống trung bình. Trong khi đó, mệnh giá bảo hiểm y tế còn thấp, khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế và chia sẻ rủi ro còn thấp, trong khi nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao.
Bộ trưởng Tiến cho rằng, hệ thống các cơ sở y tế chưa đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; thiếu các cơ sở chăm sóc sức khỏe người già, các bệnh không lây nhiễm, các cơ sở nghiên cứu y sinh học; chưa thực sự quan tâm đến củng cố và phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu; nhiều trạm y tế xã thiếu kinh phí hoạt động, chưa thực hiện được hết nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong năm qua, tình hình quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương vẫn còn xảy ra, trong khi nhiều bệnh viện tuyến huyện còn dưới tải.
tin liên quan
Khi Bộ Y tế ứng dụng công nghệ để nâng cao dịch vụ ngànhLần đầu tiên, một cơ quan Chính phủ chứng tỏ khả năng thích nghi nhanh không kém bất cứ một doanh nghiệp nào.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, một vấn đề khác đang thách thức công tác y tế là đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế còn thấp, tỷ lệ chi từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe còn ở mức cao (39,47%).
Nhiều bệnh viện công chậm đổi mới trong điều hành, quản lý. Chênh lệch rất lớn về chất lượng dịch vụ y tế và các chỉ số sức khỏe của người dân giữa các vùng miền; tỷ lệ bà mẹ và trẻ em tử vong cao ở miền núi; tỷ lệ trẻ em thấp còi cao ở vùng nông thôn và vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, trong khi nhiều trẻ em ở thành thị bị thừa cân, béo phì.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, năm 2016, ngành y tế đã hoàn thành đạt và vượt 11/14 chỉ tiêu của ngành.
3 chỉ tiêu chưa đạt gồm có: dân số trung bình (mục tiêu 92,4 triệu người, thực hiện đạt 92,7 triệu người); tuổi thọ trung bình (mục tiêu 73,6 tuổi, thực hiện đạt 73,4 tuổi); tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi/1.000 trẻ đẻ sống (mục tiêu 21,6%, thực hiện đạt 21,8%).
|
Bình luận (0)