Các nhà khoa học NASA đã tìm thấy một hành tinh cách Trái đất 210 năm ánh sáng, có kích thước nhỏ hơn cả sao Thủy.
“Đây là hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện ngoài Hệ mặt trời”, theo chuyên gia Thomas Barclay, trưởng nhóm nghiên cứu được đăng trên chuyên san Nature.
|
Ở Hệ mặt trời với sao trung tâm tên Kepler-37, các nhà thiên văn học đã xác định được một nhóm hành tinh, trong đó hành tinh nhỏ nhất là Kepler-37b, có kích thước lớn hơn mặt trăng một chút, tức 30% kích thước Trái đất, và chỉ mất 13 ngày để hoàn tất quỹ đạo quanh sao trung tâm.
Láng giềng của nó là Kepler-37c chỉ bằng 3/4 kích thước Trái đất và chu kỳ quay mất 21 ngày. Cả hai có thể là hành tinh đá.
Hành tinh thứ 3 trong hệ Kepler, gọi là Kepler-37d, lớn gấp đôi Trái đất, chu kỳ quay 40 ngày, có thể là quả cầu khí, nhưng rất nóng.
Tất cả 3 thiên thể đều nằm ở khoảng cách gần sao trung tâm hơn khoảng cách mặt trời - sao Thủy, 20% khoảng cách từ mặt trời - Trái đất, và tất nhiên chẳng hành tinh nào đủ khả năng nuôi dưỡng sự sống.
Phát hiện mới được xem là bước đột phá đối với kính viễn vọng Kepler, cho thấy viễn vọng kính không gian của NASA đủ sức phát hiện những hành tinh có kích thước cỡ Trái đất, trong nỗ lực tìm ra những thiên thể có sự sống trong vũ trụ.
Hạo Nhiên
>> Nga muốn lập "lá chắn tiểu hành tinh
>> Tiểu hành tinh lướt ngang Trái đất vào ngày 15.2
>> Dải Ngân hà chứa 17 tỉ hành tinh cỡ Trái đất
>> Kéo tiểu hành tinh đến mặt trăng
>> Chứng kiến sự tượng hình hành tinh khổng lồ
>> Úc khai trương kính viễn vọng khổng lồ
Bình luận (0)