Hành tinh, với tên gọi GJ 486 b, quay quanh một ngôi sao lùn đỏ, và hoàn thành một chu kỳ như vậy trong 1,5 ngày (theo thời gian trên trái đất). Nó cũng lớn hơn khoảng 30% và có lực hấp dẫn bề mặt mạnh hơn nhiều so với địa cầu, Đài CNN đưa tin hôm 2.5.
Theo giới nghiên cứu thiên văn, sự hiện diện của hơi nước có thể là dấu hiệu cho thấy GJ 486 b có bầu khí quyển riêng, bất chấp vị trí rất gần sao chủ và nhiệt độ bề mặt là 800 độ, quá cao để xuất hiện sự sống. Đây cũng là lần đầu tiên hơi nước được tìm thấy trên một ngoại hành tinh đá, mở ra hy vọng cho nỗ lực tìm kiếm sự sống trong vũ trụ.
Bình luận (0)