Theo báo cáo mới của Đại học Warwick (Anh), sao lùn trắng, được gọi SDSS J1240+6710, đã bị tống khỏi đối tượng đồng hành trong hệ sao đôi, sau một sự kiện gọi là “siêu tân tinh một phần”.
Vụ nổ khủng khiếp đã đẩy bật cả hai mặt trời của hệ về hai hướng khác nhau, nhưng cuộc hành trình của SDSS J1240+6710 lọt vào ống kính quan sát của giới thiên văn học nhờ vào cấu tạo bất thường của nó.
Sao lùn trắng là dạng mặt trời chỉ còn lại phần lõi sau khi một ngôi sao lùn đỏ khổng lồ giẫy chết, và thường cấu tạo từ một dạng kết cấu hóa học cụ thể, chủ yếu là hydrogen hoặc helium với một số lượng nhỏ oxygen.
Tuy nhiên, SDSS J1240+6710 sở hữu khí quyển “không giống ai”, cấu tạo từ oxy, neon, magiê và silicon, theo báo cáo trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Dùng kính viễn vọng Hubble quan sát sao lùn trắng, các nhà nghiên cứu Anh còn phát hiện carbon, natri, nhôm trong khí quyển của nó. Đây là chứng cứ cho một vụ nổ nhiệt hạch xuất phát từ sự kiện siêu tân tinh.
Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia không tìm được dấu vết của “nhóm kim loại sắt” trong các nguyên tố (sắt, nickel, crom và manga), vốn thường xuất hiện sau một cơn bão nhiệt hạch của siêu tân tinh.
Điều này cho thấy SDSS J1240+6710 chỉ phải hứng chịu vụ nổ của “siêu tân tinh một phần”, trước khi bị tống khỏi vị trí ban đầu của nó.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra tung tích của bạn đồng hành của SDSS J1240+6710.
Bình luận (0)