Phát hiện loài thằn lằn bay mới

15/08/2014 17:22 GMT+7

(TNO) Các nhà cổ sinh học người Brazil đã khai quật được một khu vực có nhiều xương hóa thạch của ít nhất là 47 cá thể thằn lằn bay trước đây chưa từng được biết, chúng được đặt tên khoa học là Caiuajara dobruskii.

(TNO) Các nhà cổ sinh học người Brazil đã khai quật được một khu vực có nhiều xương hóa thạch của ít nhất là 47 cá thể thằn lằn bay trước đây chưa từng được biết.


Ảnh: Sci-News

Chúng được đặt tên khoa học là Caiuajara dobruskii.

Loài Caiuajara dobruskii này được xác định là từng sống ở miền nam Brazil khoảng 72-94 triệu năm trước vào kỷ Phấn Trắng, chúng sống thành bầy đàn và biết bay từ khi còn rất nhỏ.

Những bộ xương hóa thạch của Caiuajara dobruskii được thu thập tại Goio-Erê Formation thuộc tiểu bang Paraná.

Những gì có được cho thấy 47 cá thể này gồm nhiều lứa tuổi với sải cánh từ 0,65 - 2,35 m.

Một số đặc điểm giải phẫu cho thấy Caiuajara dobruskii thuộc về Tapejaridae, một nhánh của thằn lằn bay pterodactyloid.

Một bài báo trên tạp chí PLoS ONE cho biết Caiuajara dobruskii được cho là những thành viên trẻ nhất trong gia đình loài Tapejaridae.

Còn theo tạp chí Sci-News thì khi lớn dần, góc xương trên đỉnh đầu của loài này cũng phát triển theo độ tuổi và ngày càng lớn hơn.

Tạ Xuân Quan

>> Bọ chét hút máu thằn lằn bay
>> Phát hiện giống thằn lằn bay lớn nhất
>> 50 triệu năm, khủng long hóa thành chim
>> Vận xui khiến khủng long tuyệt chủng
>> Đấu giá phân khủng long
>> Hóa thạch khủng long bốn cánh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.