Cụ thể, thôn Liêm Công Tây phát hiện ngày 21.8, còn thôn Liêm Công Phường phát hiện 2 ngày sau đó.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, nguồn dịch xảy ra tại chỗ (năm 2013 dịch từng xảy ra tại thôn Liêm Công Phường). Sở này cũng lo ngại rằng ổ dịch mặc dù vừa phát hiện nhưng nguy cơ dịch phát sinh và lây lan cao vì đàn trâu bò của địa phương cũng như trên toàn tỉnh đã hết miễn dịch (tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng đợt 1 vào đầu năm 2016 đến nay đã gần 6 tháng). Mặc khác, hiện nay là giai đoạn chuyển mùa mưa bão, lũ lụt, mầm bệnh dễ phát sinh, gây bệnh và phát tán...
tin liên quan
Lý giải việc trâu bò đổ bệnh, chi cục thú y hết sạch vắc xinSáng 20.2, trao đổi với PV Thanh Niên qua điện thoại, ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết chiều 19.2, Chi cục Thú y Quảng Trị đã được ứng tiền mua vắc xin phòng chống bệnh lở mồm long móng.
Trước tình hình này, ngành chức năng tỉnh Quảng Trị đã thực hiện một loạt biện pháp (cách ly bò bệnh, dùng hóa chất điều trị, tiêu độc khử trùng chuồng trại....) để dập dịch. Đồng thời đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị cho phép Chi cục Chăn nuôi và Thú y ứng trước vắc xin lở mồm long móng để triển khai tiêm phòng kịp thời cho đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh trước mùa mưa bão; xem xét, phê duyệt kinh phí thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc trên địa bàn theo đề nghị của Sở này và Sở Tài chính.
Trước đó, vào khoảng tháng 2.2016, tại Quảng Trị cũng từng bùng phát dịch lở mồm long móng tại 3 địa phương là Mai Xá (xã Gio Mai, huyện Gio Linh), Liên Chiểu (xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong), khu phố Nam Hùng (thị trấn Cam Lộ) với tổng số 49 con gia súc của 16 hộ dân.
Bình luận (0)