Cuốn sách có 5 trang bằng đồng mỏng, kích thước 22 cm x 13 cm, được liên kết bằng 4 khuy đồng tròn, 2 trang bìa được dập nổi hình rồng.
Theo gia phả dòng họ Nguyễn Tấn, dưới thời Tự Đức năm thứ 16, nhà vua gia tặng mỹ hiệu cho Phú Phong công chúa, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là con gái thứ 17 của vua Minh Mạng. Năm Canh Tuất (1850), bà hạ giá lấy con trai của Ninh Lạc Tử Nguyễn Tấn Lâm (thuộc dòng quan võ thời Minh Mạng). Bà mất năm 1863, thọ 40 tuổi.
Theo bản dịch của ông Lê Công Mậu, người sưu tầm và biên soạn các văn bản chữ Hán ở làng La Chữ, sách ghi: “Ngày tốt Tân Dậu 15 tháng 3 Đinh Mùi năm Quý Hợi, niên hiệu Tự Đức thứ 16. Thừa mệnh trời, Hoàng đế viết rằng: Trẫm nghĩ, thánh nhân là người đầu tiên lập nên nền giáo dục, nguyên cớ để lập niên điển lễ. Kẻ vương giả là người trọng lễ nghĩa, kính yêu người thân, được ban thụy gọi tên khác đúng vào buổi sớm ngày tốt của năm lời vua ban ra. Nghĩ đến Thái Đại Trưởng công chúa Kim Chi Truất Quý Ngọc Diệp Liên nhẹ nhàng kính cẩn giữ lễ nghĩa. Được ban biểu: Thục Trinh Tĩnh Túc. Lệ trong cung được ghi vào sử sách. Cây cỏ đúng vào thời kỳ đơm hoa bốn phương thơm ngát. Há suy nghĩ giống cây bồ liễu, chợt cảm thấy nhớ, tôn trọng cái đẹp của nhà Chu ban ơn thấm nhuần mưa móc. Khiến cho sáng lên đức tiềm ẩn, ban cho đồ tế lễ, làm vẻ vang hơn danh hiệu. Bà được tặng phong: Phú Phong Thái Trưởng công chúa, còn ban thụy: Uyển Hòa, ban thưởng sách mệnh. Than ôi! Nghĩ đến công lao vẻ vang sáng ngời ấy nên đã gia tặng thêm tên tự, mãi mãi còn linh ứng sáng ngời, giúp sáng lên cả cõi cửu tuyển. Khâm thử".
Tin, ảnh: Tây Nguyên
Bình luận (0)