Phát hiện sò, thịt heo có độc tố và kháng sinh cấm

23/10/2014 05:40 GMT+7

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) vừa công bố thông tin tại cuộc họp giao ban với lãnh đạo Bộ NN-PTNT về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm vào chiều 22.10 tại Hà Nội.

* Hằng năm có khoảng 1.400 người bị ngộ độc tập thể

Theo đó, Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng 10 đã phát hiện nhiều mẫu sò lông, sò điệp nguyên con và thịt heo có độc tố và nhiễm kháng sinh cấm sử dụng.

Nafiqad cho biết đơn vị này đã tiến hành lấy 50 mẫu nhuyễn thể phân tích 250 lượt chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Qua đó đã phát hiện 10 mẫu sò lông và sò điệp nguyên con ở các vùng Phan Thiết, Tuy Phong và Hàm Tân thuộc tỉnh Bình Thuận có nhiễm độc tố Lipophilic. Ngoài ra, chương trình giám sát quốc gia đối với thịt gia súc, gia cầm đã tiến hành lấy 40 mẫu thịt gà và 80 mẫu thịt heo ở khu vực miền Bắc và miền Trung gồm các địa phương: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Quảng Nam và Khánh Hòa để phân tích 6 chỉ tiêu dư lượng kháng sinh và chất cấm. Kết quả phát hiện có 7 mẫu thịt heo nhiễm hóa chất kháng sinh cấm vượt mức cho phép.

* Ngày 22.10, Cục An toàn thực phẩm đã phối hợp với Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nam Định tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tập thể”. Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, số vụ ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể trong các KCN, KCX hiện trung bình là 15 vụ/năm, với khoảng 1.400 người và vẫn đang xảy ra, ảnh hưởng đến người lao động, phát triển kinh tế, an sinh xã hội.

Phan Hậu - Hoàng Long

>> Vụ 73 người ngộ độc sau khi ăn tiệc cưới: Nhà hàng bị phạt và chịu mọi chi phí cho bệnh nhân
>> Hơn 70 công nhân nhập viện do ngộ độc thực phẩm
>> Phát hiện chất độc hóa học trong vụ Odessa
>> Hàng hiệu' bị tố 'có chất độc hại': Loạn xuất xứ
>> Công bố chấn động về chất độc hại trong quần áo, giày dép trẻ em
>> Đồ chơi Trung Quốc chứa chất độc từ 300 - 400 lần
>> Bóng bơm hơi Trung Quốc nhiễm chất độc gấp hơn 400 lần

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.