ASKAP là mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến gồm 36 đĩa ăng ten ở Tây Úc |
CSIRO |
Tác giả Ziteng Wang, nghiên cứu sinh tại Đại học Sydney (Úc), cho biết tín hiệu vô tuyến được ghi nhận một cách đứt quãng và độ sáng của nguồn phát dao động cực mạnh, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal.
“Đặc điểm kỳ lạ nhất của tín hiệu mới này là nó có độ phân cực đặc biệt cao”, nghiên cứu sinh Wang cho biết.
Ban đầu, đội ngũ chuyên gia nghi ngờ đối tượng mà họ đang quan sát có thể là một sao xung, chỉ dạng sao neutron xoay rất nhanh, hoặc dạng có thể giải phóng các vết lóa mặt trời với cường độ cực mạnh.
Tuy nhiên, tín hiệu trên không hề giống bất kỳ thứ gì trước đó. Họ đặt tên cho nó là ASKAP J173608.2-321635. ASKAP là mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến gồm 36 đĩa ăng ten ở Tây Úc. Đây cũng là kính thiên văn đầu tiên giúp họ khám phá hiện tượng chưa xác định ở trung tâm Dải Ngân hà.
“Vật thể này vô cùng lạ lùng. Ban đầu nó hoàn toàn vô hình, trước khi sáng rực lên và lu mờ, và rồi lại tái xuất”, theo đồng tác giả Tara Murphy, giáo sư Đại học Sydney.
Đội ngũ nghiên cứu quyết định sử dụng các kính viễn vọng khác để quan sát ASKAP J173608.2-321635. Tuy nhiên, kính vô tuyến Parkes ở bang New South Wales của Úc hoàn toàn thất bại trong việc truy tìm tung tích của thiên thể bí ẩn.
“Sau đó, chúng tôi thử sử dụng kính MeerKAT nhạy hơn ở Nam Phi và lần này thành công. Thế nhưng, do tín hiệu luôn đứt quãng, chúng tôi chỉ có thể quan sát nó khoảng 15 phút trong vòng vài tuần”, giáo sư Murphy bổ sung.
Hiện nhóm chuyên gia Úc vẫn chưa xác định được danh tính của nguồn tín hiệu trên. Và ASKAP J173608.2-321635 vẫn là bí ẩn chưa lời giải.
Bình luận (0)